Trưng bày sâm Ngọc Linh "thật - giả" để khách hàng phân biệt

GD&TĐ - Để du khách có thể phân biệt được Sâm Ngọc Linh thật - giả, phiên chợ sâm Ngọc Linh đã bố trí gian hàng gồm củ, lá, hoa sâm Ngọc Linh và cây tam thất để khách hàng nhận biết.

Sâm Ngọc Linh tại phiên chợ sâm Ngọc Linh gắn với quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm đặc hữu của huyện Tu Mơ Rông.
Sâm Ngọc Linh tại phiên chợ sâm Ngọc Linh gắn với quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm đặc hữu của huyện Tu Mơ Rông.

Ngày 24/4, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh gắn với quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm đặc hữu của huyện Tu Mơ Rông.

Ngay từ sớm đã có hàng nghìn du khách hướng về huyện Tu Mơ Rông để đến tham quan, chọn lựa, mua những sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh, lá và củ sâm Ngọc Linh.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh thật - giả để khách hàng dễ dàng phân biệt.
Gian hàng trưng bày các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh thật - giả để khách hàng dễ dàng phân biệt.

Tại phiên chợ, để người dân, du khách có thể phân biệt được sâm Ngọc Linh thật -giả, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã bố trí một gian hàng có những sản phẩm sâm Ngọc Linh thật, như: củ, lá và hoa sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm rượu sâm Ngọc Linh giả, củ - hoa tam thất có hình dạng giống sâm Ngọc Linh.

Ông Ngụy Đình Phúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Kon Tum cho biết, vừa qua, đơn vị đã phát hiện và tiêu hủy hơn 100 chai rượu sâm Ngọc Linh và hàng loạt sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nhân dịp phiên chợ sâm Ngọc Linh, Cục Quản lý thị trường Kon Tum đã mượn các sản phẩm sâm Ngọc Linh - tam thất. Từ đó, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với sản phẩm sâm Ngọc Linh thật - giả nhằm chống lại nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như thời gian vừa qua.

Củ sâm Ngọc Linh được bày bán tại phiên chợ.
Củ sâm Ngọc Linh được bày bán tại phiên chợ.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh được khai mạc vào 17 giờ 45, ngày 24/4 và kéo dài đến ngày 26/4. Phiên chợ trực tiếp có 46 gian hàng chủ yếu là sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu, sản phẩm đặc hữu (thô và chế biến) của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trên địa bàn huyện, các huyện trong tỉnh, huyện Nam Trà My, các doanh nghiệp Đà Nẵng… Bên cạnh đó, còn có phiên chợ trực tuyến diễn ra trong 10 ngày trên trang thương mại điện tử của tỉnh từ ngày 22/4-2/5/2022.

Cây sâm Ngọc Linh ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Cây sâm Ngọc Linh ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Phiên chợ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác cùng sản phẩm đặc hữu và tiềm năng Du lịch huyện Tu Mơ Rông. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc hữu của huyện.

Sản phẩm sâm Ngọc Linh ngâm mật ong.
Sản phẩm sâm Ngọc Linh ngâm mật ong.

Trong khuôn khổ phiên chợ sâm Ngọc Linh còn có nhiều hoạt động thiết thực như: Du lịch Famtrip Carava với khoảng 400 khách gồm: các đoàn Caravan (Bình Dương; Tp Hồ chí Minh; Đà Nẵng…) tham quan phiên chợ và các điểm du lịch của huyện. Bên cạnh đó, phát động chiến dịch “Và rừng sẽ lên xanh”, tiến hành trồng 2.900 cây thông 3 lá, me tây, phong lá đỏ, hoa ban… Riêng năm 2022, huyện Tu Mơ Rông sẽ trồng mới 1 triệu cây xanh trên diện tích 348 ha. Ngoài ra, địa phương cũng tổ chức liên hoan ẩm thực huyện Tu Mơ Rông lần thứ nhất và Liên hoan Cồng chiêng.

Khách hàng đến tìm hiểu, hỏi mua các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Khách hàng đến tìm hiểu, hỏi mua các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh gắn với du lịch và các sản phẩm đặc hữu huyện Tu Mơ Rông do Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum tài trợ chính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.