Khoảng 150 năm trước đây, tuổi thọ bình quân của loài người chỉ có 40 tuổi mà thôi. Người ta thường chết vì tai nạn, bệnh tật và các vấn đề y học mà hiện nay rất dễ chữa trị.
Y học hiện đại đã giúp tăng gấp đôi tuổi thọ của loài người chỉ trong vòng hơn 1 thế kỷ. Đó là nhờ sự ra đời của thuốc kháng sinh, vắc-xin..., đã mở ra một kỷ nguyên mới của sức khỏe và tuổi thọ.
Con người sẽ đạt tuổi thọ bình quân 100 tuổi trong tương lai
Và giờ đây, các công nghệ mới như robot, trí tuệ nhân tạo (AI), và công nghệ dữ liệu sẽ tiếp tục tăng tuổi thọ của chúng ta. Vào năm 2012, Liên hợp quốc ước tính có khoảng 316.600 người sống thọ trên 100 tuổi khắp thế giới.
Dự đoán, vào năm 2050, các công nghệ y tế mới sẽ nâng số người sống 1 thế kỷ lên trên 3 triệu người. Thậm chí, thế hệ tương lai sẽ đạt mức tuổi thọ trung bình là 100 tuổi. Trẻ em sinh ra vào thời đại chúng ta hiện nay ở các nước phát triển sẽ đạt tuổi thọ 100 là chuyện thường tình, theo dự báo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh quốc.
Theo dự báo này, phụ nữ ở Anh quốc sẽ đạt tuổi thọ bình quân 100 tuổi vào năm 2055, và nam giới đạt tuổi thọ 100 vào năm 2080.
Con người sẽ trẻ lâu hơn, sống lâu hơn trong tương lai.
Xếp chuỗi gene để trẻ lâu và khỏe mạnh hiện chỉ có 100USD/người
Hàng tỷ người trên thế giới sẽ đạt được tuổi thọ cao vào năm 2019. Tuổi thọ không còn là tài sản dành riêng cho các tỷ phú nữa. Thư viện ADN rộng lớn toàn cầu lưu trữ các hệ gene giúp chúng ta hiểu hơn về cách kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu và khỏe mạnh dài lâu.
Đã 15 năm trôi qua kể từ khi chính thức hoàn thành Dự án hệ gene ở người, với ấn phẩm xếp chuỗi gene người đầu tiên tốn đến 3 tỷ USD. Chi phí xếp chuỗi gene hiện chỉ còn 100USD/người, so với mức 100 nghìn bảng chỉ vài năm trước đây.
Chỉ riêng ở Anh, dự án 100 nghìn bộ gene gần đây mở rộng cho phép 1 triệu bộ gene được xếp chuỗi do Bộ Y tế Anh và Ngân hàng sinh học Anh thực hiện, với tham vọng có 5 triệu người sẽ đồng ý xếp chuỗi gene trong vòng 5 năm tới, để giúp người Anh sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Những phát minh kéo dài tuổi thọ
Những công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã nhập cuộc và những phát minh nhằm kéo dài tuổi thọ loài người lần lượt ra đời. Larry Ellison, Giám đốc điều hành, nhà sáng lập Oracle đã dành ước tính 45 triệu USD trong suốt 1 thập kỷ để nghiên cứu chống lại già hóa. Đồng sáng lập Paypal, Peter Thiel đã dành tặng 6 triệu USD cho Sens Foundation nghiên cứu về già hóa và tuổi thọ.
Đồng sáng lập Google Sergey Brin đã hiến tặng 50 triệu USD để nghiên cứu cách chống bệnh Parkinson khi biết rằng ông có nguy cơ bị bệnh. Alphabet, công ty tiền thân của Google đã đầu tư 730 triệu USD vào Calico để kéo dài tuổi thọ. Và sau đây là những phát minh mới nhất:
Liệu pháp gene đã chứng tỏ tăng gấp đôi tuổi thọ ở chuột bằng cách đánh bại 2 loại gene gắn với lão hóa.
Những em bé ra đời vào thời điểm hiện tại sẽ sống đến 100 tuổi là chuyện thường tình.
Các nhà khoa học theo đuổi “công nghệ trẻ hóa” cho phép con người trẻ lâu hơn. Một số nghiên cứu cách loại bỏ các độc tố gây lão hóa ra khỏi cơ thể.
Các bộ phận thay thế cơ thể người: sử dụng tay chân robot thay thế, in 3D các mô và cơ, thậm chí cả các cơ quan robot, như tụy nhân tạo có thể tự động phân phối thuốc để kiểm soát tiểu đường.
Tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị tăng vòng đời, như những cảm ứng siêu nhỏ có thể phát hiện cơn đau tim trước khi nó xảy ra. Chẩn đoán và điều trị do trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ. Thuốc và điều trị phổ thông cho bệnh nan y như ung thư,…
Các sản phẩm và chương trình cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, như webcam cho phép bác sĩ thăm khám bệnh hay rèn luyện cá nhân giúp chúng ta khỏe hơn và sống lâu hơn.
Một số thuốc cũ như rapamycin (để chống đào thải cơ quan cấy ghép), và metformin (kiểm soát đường huyết trong bệnh tiểu đường) có công dụng trong việc làm chậm lại lão hóa. Hơn 100 loại thuốc mới đã tăng tuổi thọ ở chuột, như kết hợp giữa dasatinib (điều trị bạch cầu) và quercetin (hợp chất thường thấy ở rượu đỏ và cải xoăn) giết chết tế bào bạch cầu,...