Trọng tài trận Anh - Pháp bị ‘bóp méo’ thông tin trên Wikipedia

GD&TĐ - Thông tin cá nhân trọng tài Wilton Sampaio đã bị thay đổi do những quyết định gây tranh cãi trong trận Pháp thắng Anh 2-1 ở tứ kết World Cup 2022.

Thông tin về trọng tài người Brazil bị thay đổi trên Wikipedia.
Thông tin về trọng tài người Brazil bị thay đổi trên Wikipedia.

Cuộc so tài giữa Pháp và Anh diễn ra căng thẳng với nhiều quyết định gây tranh cãi từ phía trọng tài người Brazil Wilton Sampaio hôm 11/12.

Các cổ động viên Tam Sư cho rằng, người ‘cầm cân nẩy mực’ đã thiên vị cho nhà đương kim vô địch Pháp.

Cụ thể, trước khi Aurien Tchouameni mở tỷ số vào lưới Jordan Pickford, các cổ động viên Anh cho rằng Bukayo Saka đã bị cầu thủ Pháp phạm lỗi ở đầu bên kia sân. Mặc dù VAR đã vào cuộc hồi lâu, song bàn thắng vẫn được công nhận cho nhà đương kim vô địch.

Tình huống khác còn gây tranh cãi hơn khi Dayot Upamecano dường như đã phạm lỗi rõ ràng với Harry Kane trong vòng cấm. VAR một lần nữa lại can thiệp nhưng quyết định đã đi ngược lại với mong muốn của đoàn quân Gareth Southgate.

Harry Kane có vẻ như bị cầu thủ Pháp phạm lỗi trong vòng cấm nhưng Anh không được hưởng 11m.

Harry Kane có vẻ như bị cầu thủ Pháp phạm lỗi trong vòng cấm nhưng Anh không được hưởng 11m.

Không chỉ cầu thủ Anh lao tới phản đối trọng tài người Brazil mà cổ động viên của họ cũng lập tức phản ứng bằng cách thay đổi thông tin về ông Wilton Sampaio trên Wikipedia.

“Wilton Pereira Sampaio là cổ động viên Pháp và là trọng tài bóng đá người Brazil” - một cổ động viên đã sửa thông tin của trọng tài trên Wikipedia: “Ông ta hiện đang bị điều tra vì không cho đội tuyển Anh hưởng phạt đền sau khi Harry Kane bị phạm lỗi trong vòng cấm”.

Thực tế, hiệp 2 tuyển Anh được trọng tài cho hưởng 2 quả 11m nhưng thủ quân Harry Kane chỉ 1 lần thực hiện thành công, trong khi Olivier Giroud ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển Pháp ở 78.

Kết quả trên giúp Pháp tiến vào bán kết giải đấu trên đất Qatar và sẽ gặp đội bóng ‘ngựa ô’ mang tên Ma Rốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.