Trò chơi độc đáo của trẻ em trở thành môn thể thao phổ biến ở Nhật Bản

GD&TĐ - Mỗi năm, hàng chục đội tuyển từ khắp nơi sẽ tìm đến thị trấn Ito của Nhật Bản để tranh tài tại một trong những sự kiện thể thao độc đáo nhất thế giới - Giải vô địch ném gối toàn Nhật Bản.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ném gối là một trò tiêu khiển lâu đời của trẻ em trên khắp thế giới và tại Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên, chỉ riêng tại đất nước Mặt trời mọc thì trò chơi này mới được nâng tầm lên vị thế của môn thể thao quốc gia, với các đội gồm những người chơi ở mọi lứa tuổi, cạnh tranh với nhau để giành chiến thắng.

Sau khi đấu với nhau tại vòng loại khu vực, các đội chiến thắng sẽ gặp nhau tại thị trấn đánh cá nhỏ Ito nằm ở phía nam Tokyo, để cạnh tranh trong Giải vô địch ném gối toàn Nhật Bản. Đội chiến thắng cuối cùng sẽ đoạt danh hiệu "Võ sỹ gối giỏi nhất Nhật Bản".

Giải vô địch ném gối toàn Nhật Bản được lấy cảm hứng từ 枕 投 げ makura-nage, một trò ném gối vui nhộn mà học sinh Nhật Bản thường chơi trước giờ đi ngủ ở trường học. Đây là trò chơi gắn liền với ký ức tuổi thơ, những năm tháng đến trường của hầu hết các bạn học sinh tại Nhật Bản.

Vì vậy, một số người trong số họ đã quyết định rằng sẽ rất vui khi mình được sống lại những ngày tháng đó như một phần của giải đấu cạnh tranh. Từ đó, giải đấu bắt đầu từ năm 2013 và được tổ chức hàng năm.

Được bắt đầu bởi một nhóm học sinh trung học ở thành phố Shizuoka, cuộc thi ném gối dựa trên một bộ quy tắc kỳ quặc nhưng tương đối đơn giản.

Trò chơi được diễn ra giữa hai đội, mỗi đội gồm năm người chơi mặc yukata - trang phục truyền thống mùa hè ở Nhật Bản và giả vờ ngủ trên nệm futon. Khi trọng tại thổi còi ra hiệu, người chơi đứng dậy lấy gối và bắt đầu trận đấu.

Tuy nhiên, nó vẫn là một môn thể thao rất độc đáo với những quy tắc bất thường, chẳng hạn như hét lên cụm từ "Giáo viên đang đến", do đó buộc đội đối phương phải rút lui về nệm của họ trong 10 giây, cho phép họ di chuyển xung quanh và lấy gối từ phía bên kia.

Quy luật của trò chơicòn được biết đến là dùng gối ném vào đội đối phương để đuổi họ ra khỏi trò chơi, nhưng mục tiêu tốt nhất là đánh trúng đội trưởng đối phương để đuổi họ ra khỏi trận đấu.

Một khi đội trưởng bị ném trúng, dù cho tất cả người chơi trong đội đều "sống" thì vòng đấu cũng sẽ kết thúc. Đội đầu tiên giành chiến thắng trong hai hiệp đấu kéo dài hai phút sẽ chiến thắng.

Để đảm bảo đội trưởng được bảo vệ trong suốt các hiệp đấu, một cầu thủ trong mỗi đội có thể sử dụng chăn để làm tấm khiên phòng thủ.

Quay trở lại năm 2014, một năm sau khi Giải vô địch ném gối toàn Nhật Bản bắt đầu, công ty Nhật Bản Makura Kabushikigaisha đã cho ra mắt loại gối đặc biệt được thiết kế chuyên dùng trong các cuộc thi ném gối. Kể từ đó đến nay, nó vẫn là chiếc gối duy nhất được chính thức công nhận hợp lệ trong các giải đấu.

Chiếc gối này có giá khoảng 3.150 yen (khoảng 700.000 đồng) và có độ cân bằng hoàn hảo - đủ nặng để ném và đủ đàn hồi để không gây ra bất kỳ thương tích nào.

Vào tháng 2 hàng năm, các đội ném gối giỏi nhất ở Nhật Bản đều tập trung tại thị trấn Ito cho giải vô địch ném gối quốc gia. Thành phần tham dự trải rộng ở mọi lứa tuổi, từ những học sinh trung học, đến những cựu chiến binh ở độ tuổi sáu mươi.

Mặc dù giải thưởng 100.000 yen (21 triệu đồng) nghe có vẻ không nhiều, nhưng tất cả mọi người đều hào hứng tham gia, để giành chiến thắng và nhớ lại những kỷ niệm thời học sinh vô tư, vui vẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.