Trình Quốc hội thí điểm bổ sung cơ chế đặc thù cho Nghệ An

GD&TĐ - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Sáng 31/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 4 nhóm lĩnh vực với tổng 14 chính sách, gồm:

Quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước (4 chính sách); Quản lý đầu tư (6 chính sách); Quản lý đô thị, tài nguyên rừng (2 chính sách); Tổ chức bộ máy và biên chế (2 chính sách).

Bên cạnh các chính sách tương tự đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại các địa phương khác, các chính sách có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn tỉnh Nghệ An, thì có 4 chính sách đề xuất mới.

Trong đó, Chính phủ đề xuất cho phép tỉnh Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương không tính đối với nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện, nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Cho phép tỉnh Nghệ An được giữ lại và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế, khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thu từ các dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh không có điều kiện tự trồng rừng thay thế.

Chính phủ cũng đề xuất phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương.

Qua đó, để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

Chính phủ cũng đề xuất, UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 phó chủ tịch (theo quy định là 4).

Chính phủ đề xuất Dự thảo có hiệu lực thi hành từ 1/1/ 2025, với các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, theo trình tự thủ tục rút gọn, thông qua tại một kỳ họp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.