Do sự phát triển của Đông Nam Á trong việc định vị và thống trị toàn cầu về sản xuất gốm sứ cũng như tầm quan trọng của sự kiện Gốm sứ ASEAN Ceramics trong lịch trình các sự kiện quốc tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng và đầu tư tăng nhanh chóng trong 3 năm qua.
Sự kiện Gốm sứ ASEAN Ceramics 2017 có quy mô được đến 40%, phần lớn do sự gia tăng số lượng đơn vị tham gia sự kiện với các công nghệ mới trong ngành in kỹ thuật số, hiệu suất năng lượng đi kèm nguồn cung ứng vật liệu. Các đoàn đến từ nước Anh, Trung Quốc, Ý và Đức cũng đã quyết định mở rộng quy mô trong sự kiện này theo xu hướng tăng trưởng mới trên toàn cầu đến từ Ấn Độ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỗi kỳ sự kiện Gốm sứ ASEAN Ceramics đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho triển lãm cũng như hội nghị đồng diễn ra ở Bangkok. Buổi triển lãm đã phát triển từ vị thế là một sự kiện chủ yếu ở Đông Nam Á cho sản xuất gốm sứ để trở thành một nền tảng kinh doanh mang tầm vóc châu Á với tỷ lệ khách hàng tăng trưởng cao nhất đến từ Bangladesh, vùng Viễn Đông, Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc, nhưng dẫn đầu về số lượng người tham dự vẫn luôn là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Buổi triển lãm và hội nghị Gốm sứ ASEAN Ceramics năm 2017 được tổ chức từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9. Triển lãm và hội nghị Gốm sứ ASEAN Ceramics trước đó đã thu hút được 234 đơn vị triển lãm đến từ 29 quốc gia và khách hàng thương mại từ 36 quốc gia, chủ yếu đến từ Châu Á với số lượng khách tham dự đông nhất đến từ Việt Nam, tiếp theo là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Sri Lanka, Bangladesh , Indonesia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Brunei, Philippines, Myanmar và Pakistan.
Được tổ chức tại Bangkok, Triển lãm Gốm sứ ASEAN Ceramics thừa hưởng vị trí địa lý lý tưởng ở ngay trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ tiếp cận trực tiếp các thị trường Nam Á, Trung Á và vùng Viễn Đông mà không nơi nào khác ở châu Á có được kèm theo thủ tục nhập cảnh dễ dàng và chi phí đi lại hợp lý. ASEAN Ceramics cũng có tỉ lệ khách hàng tham dự và đơn vị tham gia trưng bày cao nhất, đại diện cho 47 quốc gia trong 2 kỳ tổ chức gần nhất với tỉ lệ tham dự quốc tế trung bình là 82%.
"Thay đổi khí hậu ở châu Âu giúp thúc đẩy đầu tư và cạnh tranh trong khu vực qua việc các công ty tìm cách mở rộng sang các thị trường mới. Lợi thế về tỷ giá, chất lượng sản xuất và nhu cầu trong nước thấp đã tạo ra những động lực tích cực cho các doanh nghiệp thâm nhập vào châu Á và điều này cũng đã được phản ánh trong các xu hướng gần đây, không chỉ ở Việt Nam", Tiến sĩ Somnuk Sirisoonthorn, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Thái Lan, người tổ chức Hội nghị quốc tế về Gốm sứ truyền thống và cao cấp cho biết.
"Một sự thật là chi phí và rào cản thị trường của Trung Quốc tiếp tục gia tăng khiến các nhà đầu tư Châu Âu đang hướng đến thị trường phía Đông và với việc tất cả các nhu cầu về vật liệu và công nghệ của ASEAN gia tăng, không có gì đáng ngạc nhiên khi Triển lãm Gốm sứ ASEAN Ceramics 2017 được mong đợi sẽ trở thành sự kiện thành công nhất trong lịch sử tổ chức bởi vì sự kiện này được ra đời nhằm phục vụ cho các thị trường ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Ngoài ra, Thái Lan đã xuất khẩu rất nhiều sản phẩm gốm sứ với trị giá đến 784 triệu USD vào năm ngoái và hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư để tiếp tục, phát triển xu hướng và tăng trưởng thị trường", ông David Aitken, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Triển lãm Châu Á, đơn vị tổ chức Triển lãm Gốm sứ ASEAN Ceramics cho biết.
Triển lãm là cơ hội duy nhất để các đơn vị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của mình đến với các lĩnh vực gạch ốp, thiết bị vệ sinh, dụng cụ ăn uống, đất sét nặng và các lĩnh vực gốm sứ ứng dụng tiên tiến khác.