Triển khai hạt nhân ở Belarus là câu trả lời NATO mở rộng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Điện Kremlin khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus là phản ứng với việc NATO mở rộng biên giới đến sát Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Trong thông báo mới nhất ngày 6/4, Điện Kremlin đã bảo vệ quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, đồng thời bác bỏ những chỉ trích của Tổng Thư ký NATO về hành động này.

Theo đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc NATO kết nạp thêm Phần Lan đồng thời mở rộng biên giới với Nga đã buộc Moscow hành động để bảo vệ chính mình.

"Chính NATO đang mở rộng về phía Nga, chứ không phải Nga đang đưa cơ sở hạ tầng quân sự của mình tới biên giới của NATO” - ông Peskov trả lời các phóng viên.

Moscow cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ bất kỳ hoạt động triển khai quân sự nào của NATO tới Phần Lan và có phản ứng tương ứng.

"Kế hoạch này làm tăng thêm mối quan tâm và lo lắng cho sự an toàn của chúng tôi... và chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh của mình mỗi khi NATO tiếp cận biên giới của chúng tôi, nhằm tái cân bằng cấu trúc an ninh trên lục địa" - người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.

Trong cùng ngày, Tổng thống Vladimir Putin đã tiếp đón người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko để hội đàm và vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân của Nga sang nước láng giềng có thể sẽ được thảo luận.

Nga chưa đưa ra thời gian biểu rõ ràng về việc chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, nhưng ông Putin cho biết việc xây dựng các cơ sở lưu trữ sẽ hoàn tất vào đầu tháng 7. Tổng thống Putin cũng xác nhận các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân đã được Moscow chuyển giao cho Minsk.

Đây sẽ là lần triển khai đầu tiên một phần kho vũ khí hạt nhân của Nga bên ngoài biên giới nước này kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Trước việc Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân đến Belarus, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, động thái của Nga trái ngược với tuyên bố chung Nga-Trung gần đây nói rằng các nước không nên triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài biên giới của họ.

Vũ khí hạt nhân Nga sẽ được triển khai ở Belarus.

Vũ khí hạt nhân Nga sẽ được triển khai ở Belarus.

Theo các chuyên gia đánh giá, sau khi gia nhập NATO, Phần Lan sẽ trở thành một thách thức lớn đối với Nga và sẽ đặt tình hình an ninh Tây Bắc nước này vào thế nguy hiểm. Khu vực này được miêu tả là có tầm quan trọng trung tâm đối với an ninh quốc gia của Nga.

Nhà ngoại giao Phần Lan Heli Hautala và Nicholas Lokker, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mới của Mỹ cho rằng, vì cuộc xung đột tại Ukraine, vũ khí hạt nhân sẽ được Nga sử dụng rộng rãi hơn trong chiến lược của mình.

Trong bối cảnh quân đội Nga đang phải tham gia vào các cuộc xung đột khác, việc tăng cường cảnh báo hạt nhân trong khu vực Tây Bắc để răn đe các đối thủ là hoàn toàn có khả năng.

Mọi cơ sở hạ tầng mới của NATO ở Phần Lan, bao gồm cả sân bay, cơ sở tình báo và vũ khí hạt nhân, đều sẽ làm tăng sự quyết đoán của Nga và được coi là một mối đe dọa đối với các cuộc tập trận hải quân của Nga ở Biển Baltic.

Tuy nhiên, từ quan điểm quân sự, việc mở rộng này cũng cho phép NATO tăng cường sức mạnh ở khu vực phía Bắc và sẵn sàng bảo vệ các quốc gia vùng Baltic, trong đó có Estonia, Latvia và Litva. Các chuyên gia lưu ý rằng, điều này sẽ làm tăng sức ép đối với Nga và đưa ra thách thức mới đối với quân đội nước này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

GD&TĐ - Bài thơ của tác giả Chu Hồng Tiến để lại trong lòng người đọc cảm giác buồn xao xuyến khi nhận ra giữa người với người luôn luôn có 'khoảng cách'...