Trẻ hay ốm vặt? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cứ mỗi đợt thời tiết thay đổi, là trẻ nhỏ hay có một vài triệu chứng như quấy, khóc, hắt hơi, sổ mũi, kèm theo đó là các tình trạng biếng ăn, sụt cân….Điều này khiến cho bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng thực sự lo lắng và sốt ruột.

Trẻ hay ốm vặt? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ ốm vặt do đâu và biểu hiện của bệnh?

Theo ý kiến của bác sĩ T/S Cao Thu Hằng, nguyên Trưởng khoa Trung Tâm Miễn dịch, Bệnh viện Nhi Trung TW đã chỉ ra một vài những nguyên nhân chính như sau:

Hệ miễn dịch của trẻ yếu hoặc chưa hoàn thiện

Độ tuổi trẻ hay gặp vấn đề về hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng, thường diễn ra ở độ tuổi từ 0-24 tháng tuổi. Trong thời kỳ này, trẻ có hệ miễn dịch khỏe hay yếu đều phụ thuộc một phần rất lớn từ người mẹ, trẻ sẽ tiếp “hệ miễn dịch thụ động” từ nguồn sữa non của người mẹ. Nói một cách ngắn gọn là, nếu mẹ khỏe và ăn uống bồi bổ sức khỏe đầy đủ, không mắc bất kỳ bệnh nào phải sử dụng đến thuốc, thì thường trẻ nhỏ sẽ có hệ miễn dịch rất tốt.

Trẻ hay ốm vặt? Nguyên nhân và cách khắc phục ảnh 1
Mặc dù có rất nhiều các loại vắc xin phòng tránh bệnh cho trẻ, nhưng không thể phòng tránh được tất cả các loại bệnh. Vì vậy, trẻ nhỏ nếu không được bú mẹ, hay ốm vặt thì thường có sức đề kháng kém hơn trẻ nhỏ được bú mẹ thường xuyên.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Khi trẻ còn nhỏ, vi khuẩn được ruột chưa phát triển, men tiêu hóa chưa đủ hoặc không có, cũng khiến cho trẻ rơi vào một số trạng thái như: biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, khó tiêu hóa hay đi phân su…Ngoài ra khi con ăn uống kém, thì bố mẹ hay có tâm lý “ép ăn” khiến cho nhiều trẻ sợ hãi, khiến trẻ rơi vào trạng thái “sợ ăn”. Điều này dẫn đến nguyên nhân, trẻ thiếu chất dinh dưỡng hoặc không đủ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe, cũng như cung cấp cho cơ thể sức đề kháng tốt nhất.

Ảnh hưởng quá trình sử dụng kháng sinh lâu dài

Một số bà mẹ trong quá trình mang thai, hay bị cảm cúm, sốt hoặc một số bệnh vặt lặt khác đã phải dùng đến thuốc, mặc dù thuốc không có tác dụng phụ nhưng những lưu lượng kháng sinh, hoặc công dụng của thuốc vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Trẻ hay ốm vặt? Nguyên nhân và cách khắc phục ảnh 2
Đặc biệt, đối thai nhi việc hấp thụ và chịu một phần ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đến quá trình con phát triển và sức đề kháng của con

Mẹ sinh con muộn

Theo một vài nghiên cứu độ tuổi sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và thai nhi là từ 22-29 tuổi, là thời kỳ chất lượng trứng và cơ thể người mẹ hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp sinh con muộn, gây rất nhiều rủi ro như dị tật, suy dinh dưỡng, còi xương….cho trẻ. Lý do được đưa ra đó là, phụ nữ ngoài 35 tuổi sinh con, thì sức khỏe của người mẹ cũng đã giảm sút, chất lượng trứng đã suy giảm và độ giãn nở của khung xương chậu cũng kém đi, hoạt động không còn được tốt như khi còn trẻ.

Nếu người mẹ lớn tuổi sinh con việc đứa trẻ hay ốm vặt, ốm yếu, còi cọc biếng ăn, suy dĩnh dường….là những vấn đề người mẹ cần quan tâm.

Không vệ sinh tay cho trẻ

Theo một nghiên cứu thống kê chỉ ra rằng, có đến 74% các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi ít khi vệ sinh sạch sẽ tay, chân cho trẻ trước khi ăn. Điều này dẫn đến nhiều bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt virut rota, bệnh tiêu chảy…..Do vậy, để phòng tránh và hạn chế tối đa các bệnh có liên quan, thì lời khuyên của các chuyên gia y tế là bố mẹ nên vệ sinh, dọn dẹp chỗ ngủ của trẻ, quần áo thay giặt hàng ngày và phơi nắng, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con

Biện pháp phòng tránh

Để cải thiện tình trạng trẻ hay ốm vặt các chuyên gia y tế khuyến cáo bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp như sau:

- Bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch tối đa cho con bằng các sản phẩm như sữa, tinh bột, trái cây tự nhiên.... Bởi trong đó có chứa nhiều các thành phần vitamin tự nhiên, giúp con khỏe và duy trì hệ tiêu hóa tốt hơn, (có đến 70-80% hệ miễn dịch trong thành ruột sẽ sản sinh ra các kháng thể tự nhiên (Iga).

- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn. Tránh trẻ tiếp xúc với các khói bụi, độc hại từ môi trường xung quanh và đồ của các con nên giặt và giữ riêng sạch sẽ.

- Bên cạnh đó, một số trẻ mắc các bệnh bẩm sinh liên quan đến hệ tiêu hóa, cần có một chế độ và được thăm khám thường xuyên với các bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ chăm sóc con tốt nhất

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ