Trẻ đi học trực tiếp: Thầy cô có "bỏ" trò chạy theo chương trình?

GD&TĐ - Học sinh mầm non và tiểu học tại TPHCM sẽ học trực tiếp trở lại từ ngày 14/2. Nhiều phụ huynh quan tâm tới đây nhà trường sẽ rà soát, bổ sung kiến thức cho học sinh ra sao.

Học sinh đi học trực tiếp cần được rà soát kiến thức kỹ càng sau thời gian dài học trực tuyến.
Học sinh đi học trực tiếp cần được rà soát kiến thức kỹ càng sau thời gian dài học trực tuyến.

Chủ động các giải pháp làm quen trường, lớp cho học sinh

Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, học sinh tiểu học sẽ đi học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

Đối với học sinh đi học trực tiếp, giáo viên tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, có giải pháp củng cố, bồi dưỡng kiến thức đối với những học sinh chưa học trực tuyến hoặc có học trực tuyến nhưng không đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực. Đối với em chưa đi học trực tiếp sẽ tiếp tục học từ xa, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu giáo viên tiểu học dành thời gian hướng dẫn cho học sinh các thói quen phòng dịch Covid-19 tại trường; xây dựng nền nếp học tập, phân loại học sinh theo từng nhóm căn cứ vào khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh; tổ chức ôn tập kiến thức đã học trong giai đoạn học qua mạng. 

Đối với trẻ mầm non, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường tạm thời chưa tổ chức ăn sáng trong tuần đầu trở lại trường. 

"Việc rà soát, phân loại học sinh để củng cố kiến thức được giáo viên và nhà trường lên kế hoạch để nhanh chóng bắt nhịp việc học ngay sau Tết. Học sinh hiện vẫn tiếp tục học trực tuyến 1 tuần, đây là khoảng thời gian để giáo viên chuẩn bị, rà soát và ôn tập kiến thức cho các em", cô Thủy nói.

Từ ngày 10 - 13/2, trường mầm non phải tổ chức họp phụ huynh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường để chăm sóc, giáo dục trẻ; tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học trước khi cho trẻ học trực tiếp lại.

Theo cô Nguyễn Thị Minh Thủy- giáo viên Trường Tiểu học Hiệp Phú, TP Thủ Đức, việc tổ chức cho  học sinh học trực tiếp trở lại là cần thiết. Bởi thực tế việc học trực tuyến suốt  học kỳ vừa qua cho thấy nhiều em vẫn chưa tiếp thu và nắm bài vở, kiến thức đầy đủ. 

Học sinh tiểu học đang học trực tuyến trong học kỳ I.
Học sinh tiểu học đang học trực tuyến trong học kỳ I.

Cần dành thời gian ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh

Thực tế, việc học sinh mầm non và tiểu học trở lại học trực tiếp sau 1 học kỳ phải học dưới hình thức trực tuyến mang lại rất nhiều phấn khởi cho phụ huynh. Tuy vậy,  nhiều người vẫn băn khoăn cho biết con mình  đọc và viết rất yếu.

Anh Trần Tú Bình- Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Phong Phú, TP Thủ Đức  cho biết: Khi TPHCM trở lại bình thường mới và học sinh vẫn phải học online thì việc học của con anh gần như phó mặc cho  bà nội theo dõi, vì cả hai vợ chồng phải đi làm.

Nếu như khi học trực tiếp trở lại mà giáo viên lo chạy theo tiến độ chương trình mà bỏ qua việc ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh thì rất thiệt thòi cho các cháu. Học sinh trở lại trường chưa được tiêm vắc xin cũng khiến tôi quan ngại. Nếu nhà trường và TP yêu cầu chích vắc xin tôi sẵn sàng để cháu  được an toàn", anh Bình nói.

"Con ở nhà tự mở máy và học theo cô trên nền tảng trực tuyến. Mẹ tôi thì lớn tuổi không rành công nghệ nên việc học gần như là để cháu chủ động. Học online xong, bài vở ôn tập cô gửi qua Zalo đến tối tôi mới về nhà hướng dẫn cháu tập viết lại trong khoảng thời gian ngắn. Vậy nên việc đánh vần, ghép chữ và đọc câu dài của cháu vẫn chưa ổn.

Có chung tâm trạng như anh Bình, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Gò Vấp, TPHCM cho hay: Dù tranh thủ thời gian rảnh  mỗi khi có để kèm con nhưng việc học của con chỉ đạt 60-70% khối lượng kiến thức nền. Việc cộng trừ trong dải số 10, con chị vẫn lúng túng chỗ "thêm, bớt". Còn ghép vần và đọc cả câu dài thì vẫn chưa suôn sẻ.

"Cái tôi lo ngại nhất là việc cháu quên mặt chữ, cách ghép âm và những quy tắc ghép của các âm kép. Việc học và hướng dẫn  online các cháu có thể làm theo cô giáo ngay lúc đó được. Nhưng khi buông máy ra là cháu  quên ngay. Hôm nào có thời gian ở nhà kèm cặp, ôn tập thì cháu nhớ, còn bận đi làm gần như những chữ có nhiều âm ghép lại cháu không đọc được.

Vì vậy, tôi nghĩ sau khi học sinh đi học trực tiếp trở lại, giáo viên và nhà trường cần cho các em tập làm quen mặt chữ và dành khoảng 2 tuần để củng cố kiến thức. Nếu không các cháu sẽ bị hổng kiến thức, sẽ rất khó khăn về sau. Thực tế việc được đi học lại tháo gỡ khó khăn rất nhiều cho phụ huynh nên rất mong nhà trường thực hiện việc bán trú luôn nếu có thể", chị Duyên nói.

Nhìn nhận việc củng cố kiến thức cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng khi học trực tiếp trở lại, cô Nguyễn Thị Kim Hương- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ, Quận 11, TPHCM cho biết: Nhà trường đã lên kế hoạch đầy đủ để tập huấn, trao đổi chuyên môn với giáo viên vào ngày 7/2. Qua đó giúp giáo viên sớm chủ động xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại học sinh sau khi kiểm tra lại kiến thức nền tảng, nhằm có kế hoạch ôn tập lại cho các em còn yếu.

"Công tác chuẩn bị trường lớp hiện khá khẩn trương. Với giáo viên chủ nhiệm ngoài việc phải xây dựng kế hoạch, tình huống cho học sinh lớp 1 làm quen trường lớp, bạn bè khi học trực tiếp để tránh bỡ ngỡ, các cô còn phải vừa tập huấn công tác giúp trẻ thích nghi việc học trong môi trường mới. Bên cạnh đó giáo viên còn phải rà soát, ôn tập lại kiến thức và có kế hoạch cụ thể cho từng nhóm học sinh để tránh sự vênh kiến thức nền giữa nhiều học sinh trong lớp", cô Hương cho biết. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...