Trẻ dậy thì sớm đối mặt với những nguy cơ gì?

Điều đáng nói là ngày càng có nhiều trường hợp cho thấy dậy thì sớm là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đúng cách và nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vấn đề dậy thì sớm luôn là nỗi lo lắng, sợ hãi của cha mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ.
Vấn đề dậy thì sớm luôn là nỗi lo lắng, sợ hãi của cha mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ.

Dậy thì sớm được coi là thực trạng xảy ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam

Theo Webmd, thông thường, tuổi dậy thì trung bình ở các bé gái là 8-13 tuổi, ở bé trai là 9-14 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều trẻ dậy thì ở độ tuổi sớm hơn độ tuổi trung bình khá nhiều, được gọi chung là dậy thì sớm.

Thông thường, bé gái có dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi đều được coi là dậy thì sớm.

Dậy thì sớm hiện nay là thực trạng xảy ra trên toàn thế giới chứ không loại trừ Việt Nam. Có rất nhiều ca dậy thì sớm được đến kiểm tra thường xuyên tại các bệnh viện.

Tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), các bác sĩ liên tục thăm khám cho các bé dậy thì sớm, trong đó có cả các bé mới gần 2 tuổi, 3 tuổi đã có kinh nguyệt, vỡ giọng ồm ồm…

Tại Bệnh viện Nhi TƯ (Hà Nội), hầu như ngày nào cũng có các bệnh nhi được gia đình đưa đến khám dậy thì sớm, trong số đó có những bé mới chỉ 2 tuổi.

a1

Những bệnh lý dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ có thể là u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp, lượng estrogen đưa vào cơ thể gia tăng từ bên ngoài đưa vào như qua ăn uống, sử dụng đồ nhựa… Đây thực sự là vấn nạn nghiêm trọng nên cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm.

Dậy thì sớm có thể khiến trẻ phải đối mặt với những vấn đề cụ thể gì?

Trẻ dậy thì sớm dễ bị ngại ngùng, trẻ tự ti, thiếu tự tin so với các bạn cùng trang lứa. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, khả năng hòa đồng, học tập và vui chơi cùng các bạn trong lớp…

Dù có phải là dậy thì sớm thật hay dậy thì sớm giả đi chăng nữa, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, vấn đề dậy thì sớm luôn là nỗi lo lắng, sợ hãi của cha mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ. 

- Nguy cơ thấp lùn là hậu quả thấy trước mắt

Hậu quả trông thấy ngay trước mắt do dậy thì sớm chính là nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành cùng nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Theo chuyên gia, dậy thì sớm là nguyên nhân gây ra tình trạng xương phát triển sớm và đóng sớm khiến trẻ lùn ở độ tuổi trưởng thành. Thông thường, bé gái sẽ thấp hơn 12 cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn cùng giới tính dậy thì đúng độ tuổi ở tuổi trưởng thành.

  • Bác sĩ chuyên khoa Nhi chỉ ra những dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, mọi cha mẹ không được chủ quan

- Dậy thì sớm, trẻ dễ có xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành

Thêm vào đó, dậy thì sớm sẽ dẫn đến chuyện yêu sớm, từ đó dẫn đến xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành.

Điều này dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng sợ, nhất là với các bé gái chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, phải trải qua nạo phá thai… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của bé không chỉ trong ngày một ngày hai.

a3
Dậy thì sớm sẽ dẫn đến chuyện yêu sớm, từ đó dẫn đến xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành.

- Bé gái dậy thì sớm có thể gặp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Chưa kể, bé gái bị dậy thì sớm do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

- Dậy thì sớm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ

Dậy thì sớm cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ. Đây là điều chắc chắn, nếu trẻ mải mê chuyện hẹn hò, yêu đương, không chú tâm học hành chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Theo chuyên gia, dậy thì sớm gây ra những hệ lụy đáng sợ nhưng không phải không có giải pháp ngăn chặn. Tốt nhất khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ không nên hốt hoảng hãy đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đồng thời, cha mẹ cần quan tâm, động viên tránh để ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, theo dõi sát sao chuyện học tập để kịp điều chỉnh khi thấy sự bất thường…

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.