Được bố mẹ bao bọc thái quá từ nhỏ, cô gái gặp bi kịch khi trưởng thành

Tình yêu lớn lao và vĩ đại, nhưng bố mẹ yêu thương sai cách có thể khiến cả cuộc đời con mình trở thành tấn bi kịch không cách nào thoát được.

Tình yêu lớn lao và vĩ đại, nhưng bố mẹ yêu thương sai cách có thể khiến cả cuộc đời con mình trở thành tấn bi kịch không cách nào thoát được. (Ảnh minh họa.
Tình yêu lớn lao và vĩ đại, nhưng bố mẹ yêu thương sai cách có thể khiến cả cuộc đời con mình trở thành tấn bi kịch không cách nào thoát được. (Ảnh minh họa.

Câu chuyện đau lòng này được kể ra bởi một cô gái người Úc gốc Hoa có tên Karen. Cô đã viết lên trang cá nhân của mình những lời tâm sự.

Thật không ngờ, ngay sau đó, bài viết được lan truyền và nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Rất nhiều người bạn đồng trang lứa đã kết bạn với cô, mong muốn được san sẻ cùng cô những tâm trạng đau khổ ấy.

Ngay sau đó, Karen cũng đã được đài BBC phỏng vấn. Đằng sau câu chuyện của cô gái trẻ 25 tuổi này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ đang yêu con mình theo một cái cách đầy cực đoan và tiêu cực:

Nhắn tin khủng bố bạn bè của con, báo cảnh sát chỉ vì… con đi chơi 9h tối chưa về

Karen sinh ra trong một gia đình người Úc gốc Hoa. Có lẽ vì cái thân phận nhập cư đã khiến bố mẹ cô áp dụng một cách nuôi dạy con nghiêm ngặt và hà khắc.

Karen biết bố mẹ yêu thương mình rất nhiều nhưng cách mà họ dạy cô trong cả tuổi thơ đã khiến cuộc sống của Karen trở nên đầy bi kịch.

Khi Karen học tiểu học, cô bị cấm không được phép đến nhà bạn bè chơi vì bố mẹ cô cho rằng con gái mà đi chơi lang chạ như thế sẽ bị… đánh giá.

Bố mẹ Karen tìm hiểu về tất cả bạn bè học cùng lớp với con gái mình. Họ chỉ cho phép Karen chơi với một bạn nữ người Việt, vì họ biết bố mẹ cô ấy.

Ngoài ra, Karen cũng được chơi với một bạn gái người Lebanon vì… bố mẹ cô nghĩ cô bé kia học giỏi. Karen chỉ được phép kết bạn với con gái và phải qua sự kiểm duyệt của bố mẹ mình.

tuoi tho nguc tu cua co be duoc bo me bao boc thai qua va bi kich khi truong thanh - 3

(Bản quyền hình ảnh KATIE HORWICH/BBC).

Những môn học tưởng như phát triển sở thích cá nhân của Karen cũng chịu sự chi phối của bố mẹ. Cô phải học những môn như Piano, học vẽ, thêu tranh chữ thập… Những bộ môn mà Karen chỉ có thể làm nó một mình.

Cô bé thích đánh cờ, đánh bóng bàn hay cầu lông… Nhưng những bộ môn này cần có bạn đồng hành và Karen thì không được phép. Cô bé cũng muốn được ra ngoài leo núi với bạn bè, đi biển, khám phá thế giới… với Karen nó chỉ là một điều ước ao.

Năm 13 tuổi, bố mẹ của cô bắt đầu theo dõi con trò chuyện với bạn bè qua mạng. Họ kiểm tra toàn bộ email, xóa chúng xong khi đọc xong. Ở tuổi thiếu nữ, khi đã 15 tuổi, Karen vẫn bị mẹ nắm tay mỗi khi băng qua đường chỉ vì họ cho rằng con gái không thể tự làm được điều đó.

Khi Karen lớn hơn một chút, mỗi lần cô bé rời khỏi nhà là bị bố mẹ kiểm soát nghiêm ngặt với hàng tá câu hỏi và ra yêu cầu phải về trước 9h tối. Thậm chí mẹ của Karen còn cẩn thận dặn dò: “Nếu con về sau 9h tối, mẹ sẽ báo cảnh sát đó”. Trong cả buổi đi chơi, Karen bị bố mẹ điện thoại hỏi liên tục: “Con đi với ai đấy? Tình hình thế nào rồi? Tí nữa ai sẽ đón con? Mấy giờ con về? Con về với ai đấy?”.

Và rồi sau 9h tối, mẹ của Karen bắt đầu gửi cho con gái cả hàng chục, hàng trăm tin nhắn. Bố của cô thì gửi email. Tất nhiên lúc đó cô bé đang mải vui cùng bạn bè bên ngoài, chẳng có thời gian mà kiểm tra thư và vì thế ngày hôm sau, mở tin nhắn hay hòm thư điện tử, cô bé choáng váng vì những gì mà bố mẹ mình đã làm chỉ trong ít phút khi cô về muộn.

tuoi tho nguc tu cua co be duoc bo me bao boc thai qua va bi kich khi truong thanh - 4

(Bản quyền hình ảnh KATIE HORWICH/BBC).

Năm Karen 21 tuổi, cô được phân đi thực tập ở Sydney, một thành phố khác. Ngay lập tức, bố mẹ Karen đã bắt cô đến ở nhà 2 người bạn của họ để tiện theo dõi và quản thúc chứ không cho con thuê trọ bên ngoài như những bạn khác.

Kết thúc thời gian thực tập, các đồng nghiệp làm cùng chỗ với Karen đã tổ chức một bữa tiệc. Cô đã đi dự và rồi thông tin này đã được chuyển tới bố mẹ cô ở quê nhà. Chỉ vài phút sau, bố mẹ của Karen đã nhắn tin: “Tại sao con lại ra khỏi nhà vào buổi tối? Con quay về nhà cô chú ấy ngay”.

Karen đã trả lời rằng cô đang tham dự bữa tiệc cùng với đồng nghiệp. Thế nhưng mẹ cô vẫn không buông tha. Bà điện thoại cho con gái và hét lớn: “Làm sao để bố mẹ biết chắc chắn rằng con không bị bắt cóc? Biết đâu tin nhắn vừa rồi của con được gửi bởi kẻ bắt cóc”.

Bất chấp việc Karen đã tự mình trả lời qua điện thoại nhưng mà mẹ cô vẫn không chịu dừng lại: “Chắc chắn có ai bắt cóc con và ép con phải trả lời như vậy”.

Khoảnh khắc đó đã khiến Karen gần như phát điên. Bố mẹ cô sau đó đã gọi cảnh sát. Nhưng rồi, cảnh sát trả lời rằng, cô bé đã 21 tuổi và họ không thể đối xử với cô bé theo cách đó.

tuoi tho nguc tu cua co be duoc bo me bao boc thai qua va bi kich khi truong thanh - 5

(Bản quyền hình ảnh KATIE HORWICH/BBC).

Một lần khác, trong dịp năm mới, Karen ra ngoài ăn mừng với bạn bè vào đêm giao thừa cho tới 1h sáng. Bố mẹ cô lại tiếp tục đe dọa sẽ gọi cảnh sát. Sau đó, họ gọi điện và nhắn tin cho từng người bạn đang đi chơi với con gái mình. Họ đã làm phiền những người bạn của Karen một cách không thể quá quắt hơn.

Karen đã phải lớn lên với một tuổi thơ như ngục tù thế đấy!

30 tuổi, tốt nghiệp đại học bằng giỏi nhưng ngờ nghệch: Con lãnh bi kịch vì tình yêu của bố mẹ

Cả một tuổi thơ bị nuôi dạy trong cái vỏ bọc ấy, Karen trở thành cô bé nhút nhát, sống nội tâm và không có lấy nổi 1 người bạn mặc dù đó là điều cô bé luôn khao khát.

Năm 24 tuổi, Karen quyết định chuyển ra ngoài sống. Thế nhưng cô hoàn toàn lạ lẫm với thế giới ngoài kia. Cô không biết gì về tình yêu, công việc hay đời sống xã hội. Cô thấy sự trưởng thành về tinh thần của mình chỉ ngang một đứa trẻ 5 tuổi. Cô mong muốn có sự thay đổi nhưng quả thật, cô không biết phải bắt đầu từ đâu.

Không chỉ Karen, anh chị em của cô cũng chịu một cảnh sống bi kịch không kém. Người anh cả của Karen chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cách nuôi dạy này. Năm nay anh ấy đã gần 30 tuổi nhưng chưa đi làm. Anh ở nhà cả ngày, không rời khỏi nhà và chỉ biết… chơi game.

Anh trai của Karen cho rằng lỗi này thuộc về bố mẹ. Vì là anh cả trong gia đình nên anh trai Karen gánh trên mình những kỳ vọng của bố mẹ. Khi còn đi học, ngay cả lúc anh đạt được 96 điểm thì bố mẹ vẫn khiển trách cho rằng lẽ ra phải cố học cho được 100 điểm.

Anh trai Karen đã thi đỗ vào một trường Đại học danh tiếng, sau đó tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sĩ. Nhưng kì lạ thay, anh ta không được nhận việc hoặc có chăng chỉ là công việc hành chính với mức lương cực thấp.

Mẹ của Karen bằng lòng với điều đó chứ không cho con trai mình chuyển sang làm nghề lái xe, nhân viên bán hàng với mức lương tốt hơn vì cho rằng “Con trai tôi bằng thạc sĩ, không thể làm mấy việc chân tay đó được”.

Cứ thế, anh trai của Karen già đi nhưng sống như 1 đứa trẻ. Lí do là bởi, anh trai Karen đã không có đủ trí tuệ, cảm xúc và kĩ năng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Anh ta đúng là một đứa trẻ bị bố mẹ bao bọc.

tuoi tho nguc tu cua co be duoc bo me bao boc thai qua va bi kich khi truong thanh - 6

(Bản quyền hình ảnh KATIE HORWICH/BBC).

Nhưng người anh trai thứ hai của Karen thì khác. Anh ấy học ở một trường kém cỏi ngay từ đầu và vì thế chịu ít áp lực hơn. Thậm chí anh ấy cũng chẳng học đại học và bắt đầu đi làm từ năm 16 tuổi.

Nhờ thoát khỏi vòng tay bố mẹ từ sớm nên giờ anh ấy là một nhà phân tích tài chính xuất sắc, mức lương cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Năm nay anh ấy 27 tuổi và sống xa bố mẹ.

Còn cô em gái út của Karen thì lại học điêu chiêu trò chống đối. Cô bé nói dối để thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ bởi vì cô bé đã nhìn thấy tất cả những gì quái ác mà bố mẹ đã từng áp dụng với anh chị mình. Cô bé liên tục nói dối để có được sự tự do.

Có một lần, Karen đã từng hỏi thẳng mẹ mình rằng: “Chừng nào thì mẹ để chúng con được sống thoải mái, tự do với cuộc đời mình mà không giám sát như 1 cảnh sát?”. Mẹ cô đã trả lời: “Mẹ sẽ vẫn phải quản thúc các con, kể cả khi con đã 40 tuổi đi chăng nữa”.

Câu chuyện của Karen có lẽ sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả những người làm cha, làm mẹ. Tình yêu lớn lao và vĩ đại, nhưng bố mẹ yêu thương sai cách có thể khiến cả cuộc đời con mình trở thành tấn bi kịch không cách nào thoát được.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.