Trẻ cận thị tăng vọt tại Đông Á

GD&TĐ -  Cận thị đang là một vấn đề nhức nhối trong học sinh Nhật Bản. Học sinh Nhật có thị lực 20/20, mức thị lực được xem là lý tưởng, chỉ chiếm 31,4% nhóm học sinh trong độ tuổi tiểu học, 54,6% nhóm độ tuổi THCS và gần 66% nhóm độ tuổi THPT. Nhật Bản không phải là trường hợp cá biệt.

Trẻ cận thị tăng vọt tại Đông Á

Đi tìm nguyên nhân

Mặc dù tỉ lệ cận thị tại Mỹ tăng gần 2/3 trong 3 thập kỉ qua lên khoảng 41,6%, theo nghiên cứu của Viện Mắt quốc gia, thấp hơn nhiều so với các nước châu Á.

Có một giả thuyết cho sự khác biệt về cận thị giữa các nước Đông Á và Mỹ là việc học đọc và viết các ngôn ngữ châu Á (kí tự là chữ tượng hình) đòi hỏi cao hơn so với đọc và viết tiếng Anh, đặc biệt là mắt phải quan sát kĩ hơn. Trong giai đoạn mắt của trẻ phát triển, những sự căng thẳng bất thường có nguy cơ dẫn tới làm giãn nhãn cầu, khiến điểm ảnh rơi vào trước võng mạc. Trẻ em tại Mỹ không phải quá tập trung nhìn vào kí tự khi viết và đọc như bạn đồng lứa tại Nhật Bản.

Trong nhiều năm, gen được coi là đóng vai trò chủ yếu trong quyết định thị lực. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy lượng thời gian cắm mắt vào điện thoại thông minh, video game và những thiết bị điện tử khác – kết hợp với giảm thời gian hoạt động ngoài trời.

Ví dụ, một nghiên cứu sơ bộ với 2.000 trẻ em tại Trung Quốc cho thấy giảm 23% cận thị với những trẻ ở ngoài trời thêm 40 phút mỗi ngày. Nhưng áp lực đối với trẻ Trung Quốc phải vượt qua cửa ải gaokao (kì thi đại học), mà quyết định lớn tới tương lai của chúng, khiến cho trẻ phải dành nhiều thời gian cho làm bài tập về nhà thay vì vui chơi ngoài trời sau giờ học.

Sức ép phải có kết quả học tập vượt trội cũng tương tự tại Nhật Bản dẫn tới học sinh phải dành nhiều thời gian học tập trong nhà. Mặc dù không có mối quan hệ nhân quả nhưng nhìn vào những con số thì thấy rằng những nước có thứ hạng cao trong kì thi quốc tế cũng có tỉ lệ cận thị cao nhất.

Sáng kiến chống cận thị

Trung Quốc đi đầu với nhiều phương pháp “lạ” chống cận thị học đường.

Một trường tiểu học ở thành phố Vũ Hán thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã thí điểm sử dụng bộ bàn ghế chống cận thị cho học sinh.

Những chiếc bàn này được thiết kế thêm một giá thép, khi đọc sách sẽ được kéo về phía trước làm giá đỡ sách cho học sinh. Khi học sinh viết bài, giá thép sẽ được kéo về phía thân người giúp các em ngồi ngay ngắn, không nằm bò ra bàn để viết. Quan sát đánh giá hiệu quả ban đầu, học sinh đọc sách tương đối thoải mái, nhưng khi viết một số em bị giá thép chắn ngang mũi.

Một trường tiểu học ở Hàng Châu đã soạn ra bài tập thể dục cho mắt, giúp bảo vệ thị lực học sinh tiểu học, được phụ huynh ủng hộ và nhiều trường khác học tập. Các em học sinh tập thể dục cho mắt bằng cách tập trung nhìn vào ngón tay trỏ, đưa ngón tay từ trái qua phải, từ xa đến gần, đồng thời chuyển động con ngươi mắt.

Nhận xét về phương pháp này, một giáo sư chuyên khoa mắt cho biết: “Vận động con ngươi mắt giúp kích thích cơ bắp quanh mắt, giảm mỏi mắt, cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt, có tác dụng giảm xác suất bị cận thị, đặc biệt là trong trường hợp cận thị giả”. Cận thị giả là hiện tượng mệt mỏi thị giác, mắt sẽ điều tiết lại bình thường khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Bởi những nguyên do vẫn chưa rõ ràng, giới trẻ tại các quốc gia Đông Á có nguy cơ cận thị cao. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One năm 2015 nêu con số 80% trong 4.798 thanh thiếu niên tại Bắc Kinh bị cận thị. Tại Seoul, 96,5% trong nhóm người 19 tuổi cận thị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải