Trao quyền tự chủ gắn với tăng cường kiểm định chất lượng

GD&TĐ - Đảm bảo chất lượng GD là mô hình quản lý chất lượng GD tiến bộ được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Kiểm định chất lượng GD giúp các cơ sở GD hướng tới đạt được những chuẩn mực chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội. Nói cách khác, kiểm định chất lượng GD đã mang lại những thay đổi trong quản trị nhà trường và phát triển văn hóa chất lượng trong các cơ sở GD.  

Trao quyền tự chủ gắn với tăng cường kiểm định chất lượng

Xây dựng văn hóa chất lượng

Là đơn vị vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đạt được những bước tiến quan trọng trong GD-ĐT, làm thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong việc xây dựng văn hóa chất lượng.

Xuất phát từ thực tế, PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đợt khảo sát đánh giá ngoài về chất lượng GD lần này đã giúp Học viện rút ra nhiều bài học bổ ích. Trong đó có việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng GD và văn hóa chất lượng. Cùng với đó là thực hiện tốt hơn quy định “ba công khai”.

Theo PGS.TS Lưu Văn An, xu hướng tăng cường tự chủ của các cơ sở GD đại học cũng đòi hỏi các quốc gia đã và đang áp dụng hệ thống kiểm soát và tăng cường chất lượng GD, thông qua cơ chế kiểm định, công nhận các cơ sở đạt chất lượng GD. Kiểm định chất lượng cơ sở GD đã làm tăng tính trách nhiệm và tính giải trình của cơ sở GD với cơ quan quản lý Nhà nước, với xã hội và người học.

Việc đánh giá ngoài bởi các tổ chức kiểm định độc lập song song với việc kiểm định chất lượng nội bộ trong nhà trường đã có tác động mạnh mẽ đến các cấp, từ hệ thống GD đại học đến các cơ sở GD và các đơn vị cá nhân. Cơ chế tác động được thể hiện thông qua các thay đổi về mặt cấu trúc, chính sách cũng như việc hình thành văn hóa chất lượng. Như vậy, kiểm định chất lượng có tác động mạnh mẽ đến công tác quản trị đại học cũng như văn hóa chất lượng của cơ sở GD 
PGS.TS Lưu Văn An nhấn mạnh

PGS.TS Lưu Văn An phân tích, kiểm định chất lượng dẫn tới những thay đổi về mặt hệ thống, tổ chức, cấu trúc cũng như thay đổi về mặt quá trình như: lập quyết định, điều hành, giám sát. Một trong những tác động sâu sắc của kiểm định chất lượng là dẫn đến việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ các cơ sở GD nhằm tăng cường giám sát và quản lý chất lượng. Cùng với đó, kiểm định chất lượng tác động đến hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học, thể hiện ở các giá trị và niềm tin chung, ở sự kỳ vọng, cam kết, nhận thức và hành động của tập thể, cá nhân. Theo đó, cải tiến chất lượng trở thành ưu tiên hàng đầu trong các chính sách, quyết định các mục tiêu, chương trình hành động của nhà trường.

Ảnh minh họa / Internet
 Ảnh minh họa / Internet

Yếu tố sống còn đối với các trường

Đồng quan điểm, TS Đỗ Tùng – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương nhấn mạnh: Thông qua hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài phục vụ công tác kiểm định chất lượng đã giúp nhà trường, đặc biệt là cán bộ quản lý, các tập thể, cá nhân thay đổi nhận thức và hiểu rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn của nhà trường.

Theo TS Đỗ Tùng, quá trình kiểm định chất lượng là một quá trình thực hiện chuỗi các công việc. Do đó đã giúp cho nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng của nhà trường. Đồng thời nhận diện rõ điểm mạnh, điểm yếu, trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội. Mặt khác giúp nhà trường hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường lao động, những đánh giá của nhà tuyển dụng, của cán bộ, giảng viên, sinh viên… để từ đó điều chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo.

“Kiểm định chất lượng đã có những tác động sâu sắc đối với quản trị đại học cũng như việc xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở GD. Việc tăng cường tính trách nhiệm và khả năng giải trình đòi hỏi các cơ sở GD phải có những thay đổi trong hệ thống, cấu trúc, quá trình hoạt động cũng như trong hệ giá trị, niềm tin, nhận thức và hành động của cá nhân, tập thể nhằm không ngừng cải tiến chất lượng”.

PGS.TS Lưu Văn An

Còn theo GS.TS Đặng Ứng Vận – Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình, với những áp lực ngày càng gia tăng về nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tuyển sinh, việc chuẩn bị để sẵn sàng tham gia kiểm định chất lượng ở cấp chương trình dù theo chuẩn quốc gia hay quốc tế đều mang tính quan trọng, sống còn đối với các trường trong thời gian tới.

Đặc biệt, kiểm định chất lượng GD sẽ góp phần xây dựng nền GD mở. Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí và mốc chuẩn tối thiểu quy định những điều kiện bắt buộc về đổi mới, điều chỉnh chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và các hoạt động khác trong nhà trường. Cùng với đó, việc công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đòi hỏi các trường đại học phải quan tâm đầy đủ đến những ưu tiên của xã hội, khi mà GD đại học được xem là môi trường đầu tư của cac gia đình cho con em của họ.

Cùng với đó 10/61 tiêu chí quy định việc nhà trường phải khảo sát ý kiến các bên liên quan như: Thầy, cô giáo, người học, các nhà tuyển dụng, các đồng nghiệp, các cơ sở giáo duc khác và các hội nghề nghiệp… sẽ giúp nhà trường có thêm cơ sở dữ liệu để xây dựng sứ mạng của mình. Trong đó có việc xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra, cơ cấu chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá sinh viên, đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp.

Nhấn mạnh các nội dung quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng GD là tự đánh giá và kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT; PGS.TS Lê Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động của trường đại học. Tự đánh giá cũng nhằm giúp các trường điều chỉnh mục tiêu cho từng giai đoạn kế tiếp thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động hướng tới các mục tiêu đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.