Trao Giải thưởng TDTU Prize 2019 cho 3 nhà khoa học nước ngoài

GD&TĐ - Ngày 27/12, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức trao Giải thưởng khoa học Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU Prize) năm 2019, cho 3 nhà khoa học đến từ Đức, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ.

GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU và đại diện Tổng lãnh sự quán Đức tại TPHCM trao giải thưởng cho TS Timon Rabczuk
GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU và đại diện Tổng lãnh sự quán Đức tại TPHCM trao giải thưởng cho TS Timon Rabczuk

Theo đó, TDTU Prize năm 2019 ở hạng mục Thành tựu trọn đời (trị giá 5000 USD) được trao cho Tiến sĩ Timon Rabczuk là Giáo sư thực thụ của ĐH Bauhaus Weimar (Đức) và đồng thời Trưởng nhóm nghiên cứu cơ học tính toán tại TDTU (Việt Nam). TS Timon Rabczuk có 4 năm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Nhóm nghiên cứu cơ học tính toán của GS Ted Belytschko thuộc ĐH Northwestern (Evanston, Hoa Kỳ), và tiếp theo là ĐH Kỹ thuật Munich (Đức), trước khi được bổ nhiệm làm giảng viên chính tại ĐH Canterbury (New Zealand).

Trong năm 2009, ông được bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ về cơ học tính toán tại ĐH Bauhaus Weimar và năm 2014 là Trưởng nhóm nghiên cứu cơ học tính toán tại TDTU.

Hiệu trưởng TDTU trao TDTU Prize năm 2019 - Ngôi sao đang lên cho TS Anderson Ho Cheung Shum 

TDTU Prize năm 2019 ở hạng mục Ngôi sao đang lên (trị giá 4000 USD) được trao cho Tiến sĩ Anderson Ho Cheung Shum (ĐH Hồng Kông). Ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành Vật lý ứng dụng tại ĐH Harvard (Hoa Kỳ) năm 2010. Hiện nay, TS Anderson Ho Cheung Shum là Giáo sư thực thụ của Bộ môn kỹ thuật cơ học và chương trình kỹ thuật y sinh tại ĐH Hồng Kông. Đồng thời, ông là chuyên gia trong lĩnh vực nhũ tương, sinh khối, kỹ thuật y sinh và chất mềm.

Hiệu trưởng TDTU trao TDTU Prize năm 2019 - Nhà khoa học nữ cho TS Sibel Aysil Ozkan
 Hiệu trưởng TDTU   trao TDTU Prize năm 2019 - Nhà khoa học nữ cho TS Sibel Aysil Ozkan

Ở hạng mục Nhà khoa học nữ, TDTU Prize năm 2019 trao cho Tiến sĩ Sibel Aysil Ozkan - nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Ankara và hiện là Giáo sư thực thụ của Khoa dược  thuộc  ĐH  Ankara  (Thổ Nhĩ Kỳ). Bà là đại diện cho Hiệp hội hóa học Thổ Nhĩ Kỳ trong Hiệp hội hóa học châu Âu. Đồng thời, TS Sibel Aysil Ozkan cũng là thành viên của Hiệp hội Dược Châu Âu, thành viên của PortASAP – một mạng lưới chuyên gia Châu Âu.

Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều người
 Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều người

Theo GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU, TDTU Prize là giải thưởng khoa học do nhà trường khởi xướng từ năm 2016, tổ chức xét thưởng đợt đầu tiên vào năm 2017. Giải thưởng có mục tiêu công nhận và tôn vinh các nhà khoa học trên thế giới có những thành tựu, công trình nghiên cứu xuất sắc; đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển khoa học-công nghệ của nhân loại, cũng như các hoạt động thiện nguyện phụng sự con người và xã hội trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, TDTU Prize còn góp phần vào nỗ lực quảng bá hình ảnh Việt Nam và TDTU trên trường khoa học quốc tế.

Phát động từ ngày 15/8/2018 đến ngày 30/5/2019, TDTU Prize năm 2019 đã nhận được 90 hồ sơ của các ứng viên là những nhà khoa học đến từ  Ai Cập, Algeri, Ấn Độ, Banglades, Bỉ, Canada, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Iran, Israel, Jordan, Malaysia, Mỹ, Nhật, Nga, Nigeria, Pakistan, Serbi, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.