Trao giải cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 13/12, Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại; ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải Nhất.
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại; ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải Nhất.

Đến dự Lễ tổng kết và trao giải có ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; ông Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại; ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Đại tá, TS Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự; ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên; ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc; ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục; bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân; Thiếu tướng, TS, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, nguyên Tổng biên tập tạp chí Công an nhân dân; ông Phạm Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Sự kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo; bà Trần Thị Thu Hà - Trưởng phòng chính trị tư tưởng, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Đến tham dự chương trình còn có các đồng chí đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ GD&ĐT, đại diện Lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu khai mạc buổi Lễ.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu khai mạc buổi Lễ.

Nâng cao niềm tự hào dân tộc

Phát biểu khai mạc buổi lễ, nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” được tổ chức nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu quê hương, các tấm gương tiêu biểu trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay tới giáo viên, sinh viên và học sinh cả nước.

Sau hơn hai tháng triển khai, cuộc thi đã có sức hút nhất định đối với người dân trên khắp cả nước; không chỉ các em học sinh, sinh viên, giáo viên mà ngay cả những bậc phụ huynh, những người cao tuổi cũng hết sức nhiệt tình tham gia.

“Có thể thấy số lượng tác phẩm dự thi đã phản ánh sự lan tỏa cũng như sức hút, quan tâm của đông đảo độc giả và các tầng lớp nhân dân đến với lịch sử nước nhà, nâng cao niềm tự hào dân tộc”, nhà báo Triệu Ngọc Lâm đánh giá.

Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 22.000 tác phẩm. Với 178 tác phẩm vào vòng sơ khảo và 21 tác phẩm vào vòng chung khảo. Ban tổ chức đã quyết định công nhận trao giải cho 16 tác phẩm , trong đó có 2 giải tập thể và 12 giải cá nhân và 2 giải thưởng phụ.

Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục đã tổ chức chấm và chọn những tác phẩm chất lượng để gửi về Ban tổ chức cuộc thi. Nhiều sở GDĐT tham gia với đông đủ bài thi của giáo viên và học sinh trong toàn ngành. Tiêu biểu là các Sở GDĐT: Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Hậu Giang, Cần Thơ…

Quang cảnh buổi Lễ.

Quang cảnh buổi Lễ.

Theo nhà báo Triệu Ngọc Lâm, các tác giả không chỉ dày công nghiên cứu, đầu tư vào nội dung tác phẩm mà còn sáng tạo trình bày theo những cách thức mới mẻ, lồng ghép hình ảnh và clip công phu, sinh động.

Ban Giám khảo đã làm việc hết sức kỹ càng và công tâm để có thể chọn ra các tác phẩm tiêu biểu, đáp ứng đúng thể lệ, tiêu chí của cuộc thi.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá đây là một cuộc thi vô cùng ý nghĩa.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá đây là một cuộc thi vô cùng ý nghĩa.

Lan tỏa tình yêu lịch sử

Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải, PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, dưới góc nhìn của những người chấm giải, ông rất trân trọng những đóng góp, nỗ lực của các thầy cô giáo cũng như học sinh các cấp, bậc.

"Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quý báu. Nhờ đó, chúng ta có thể giành được quyền độc lập tự chủ từ 1.000 năm Bắc thuộc. Cũng nhờ đó, bồi đắp ý thức tự tôn, tự trọng, tự cường dân tộc", ông Nguyễn Danh Tiên chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên đồng thời bày tỏ sự trân trọng những người tham gia cuộc thi. "Những người tham gia đã khắc họa được về việc chúng ta thực hiện hai khát vọng: Giành độc lập và Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên tất cả, đó là tinh thần yêu nước. Đây là một cuộc thi vô cùng ý nghĩa. Hy vọng thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục viết tiếp một trang sử mới, đó là xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc", PGS.TS Nguyễn Danh Tiên nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Danh Tiên mong muốn, Báo Giáo dục và Thời đại cũng như các Bộ, ngành nhân rộng, giúp cuộc thi lan toả hơn. Đồng thời, mong muốn có thể lan toả cuộc thi tới cả những người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài.

Tác giả Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn, đạt giải Nhất cuộc thi với tác phẩm "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" bày tỏ rất vui và hạnh phúc khi hay tin giành giải Nhất.

Cô Sinh chia sẻ, khi viết tác phẩm, bằng sự cố gắng cùng đam mê, lòng yêu nước đã biến ý tưởng thành tác phẩm hoàn chỉnh. "Đây là cuộc thi có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam...", cô Sinh nói.

Cô Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn).

Cô Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn).

Nữ giáo viên mong muốn qua cuộc thi lan tỏa tình yêu lịch sử tới đông đảo các thế hệ học trò; đồng thời, khơi dậy tình yêu lịch sử yêu quê hương đất nước tự hào về truyền thống anh dũng của cha ông

Cô Sinh cho biết thêm, nội dung tác phẩm dự thi gửi Ban tổ chức giải của cô thể hiện tình yêu lịch sử của bản thân, sự tri ân các thế hệ cha ông đi trước đã hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Ông Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên trao giải Nhì.

Ông Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên trao giải Nhì.

Đại tá, TS Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự và ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc trao giải Ba cho các tác giả.

Đại tá, TS Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự và ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc trao giải Ba cho các tác giả.

Thiếu tướng, TS, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an Nhân dân, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân và ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục trao giải cho các tác giả đạt giải Khuyến khích.

Thiếu tướng, TS, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an Nhân dân, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân và ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục trao giải cho các tác giả đạt giải Khuyến khích.

Ông Phạm Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Sự kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân trao giải cho tác giả nhỏ tuổi và cao tuổi nhất.

Ông Phạm Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Sự kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân trao giải cho tác giả nhỏ tuổi và cao tuổi nhất.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải tập thể cho hai đơn vị.

Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải tập thể cho hai đơn vị.

Ban giám khảo và các tác giả đạt giải chụp ảnh lưu niệm.

Ban giám khảo và các tác giả đạt giải chụp ảnh lưu niệm.

Danh sách các tác phẩm đạt giải cuộc thi:

Giải Nhất

Tác phẩm: Hành quân theo bước chân những người anh hùng

Tác giả Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn.

Giải Nhì

1. Tác phẩm: Giáo dục truyền thống yêu nước của học sinh THCS

Tác giả Nguyễn Thị Chuyền, Giáo viên Trường THCS thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2. Tác phẩm: Kiên cường nước Việt

Tác giả Hoàng Bảo Châu, học sinh lớp 8A1, trường THCS Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Giải Ba:

1. Tác phẩm: Đôi lời cảm nhận về Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thu, Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;

2. Tác phẩm: Lá cờ độc lập – Hồn thiêng sông núi

Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, Trường THCS Lương Khánh Thiện, quận Kiến An, TP Hải Phòng;

3. Tác phẩm: Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài kể về lịch sử dân tộc, các truyền thống văn hóa của quê hương Việt Nam, những tấm gương sáng và trách nhiệm của thế hệ trẻ từ đó mong muốn gắn bó tình hữu nghị giữa hai nước

Tác giả Võ Anh Tuấn, sinh viên Học viện An ninh nhân dân;

Giải Khuyến khích

1. Tác phẩm: Thượng tá, Bác sỹ Lê Thị Mỹ Phượng – Người phụ nữ tận tụy trong hai màu áo.

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hà, Trường THCS Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Nguyễn Văn Tam, Học viện Cảnh sát nhân dân;

2. Tác phẩm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước!

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (tỉnh Hậu Giang);

3.Tác phẩm: Thế hệ gen z với trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng trên không gian mạng hiện nay.

Tác giả Huỳnh Tấn Tài, Giáo viên Trường THCS và THPT Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ;

4. Tác phẩm: Người giáo viên gieo hạt tình yêu với văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.

Tác giả Phạm Thị Huyền Trang, Giáo viên Trường THPT Tân Lạc, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình;

5. Tác phẩm: Tôn giáo Việt Nam – Đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tác giả Nguyễn Minh Tân, Trường THCS Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;

6. Tác phẩm: Người chiến sỹ với tấm lòng sống để yêu thương, cho đi không giới hạn.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường Mầm non Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội;

Ban tổ chức trao giải 2 giải phụ:

1. Tác giả Nguyễn Ngọc Thu, Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đạt giải Thí sinh cao tuổi nhất.

2.Tác giả Pham Thùy Lâm, học sinh lớp 6A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đạt giải Thí sinh nhỏ tuổi nhất.

Giải Tập thể

1. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

2. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.