Tuyên chiến với “thượng đế”

GD&TĐ - Việc từ chối nhập hàng dệt may Việt Nam vào các siêu thị trên toàn quốc của Big C được xem như lời tuyên chiến với người tiêu dùng Việt Nam. Tiếp sau phản ứng của các doanh nghiệp dệt may - những nhà cung cấp hàng may mặc cho hệ thống Big C, cộng đồng mạng đã kêu gọi các “thượng đế” ở Việt Nam hãy tẩy chay sản phẩm được bán tại các Big C trên toàn quốc. 

Tuyên chiến với “thượng đế”

Tuy nhiên, chung quanh câu chuyện “tẩy chay” này đang nảy sinh nhiều vấn đề cần đến sự bình tĩnh để xử lý hơn là nóng vội.

Chúng ta đều biết, tên gọi “Big C” đã quen thuộc với người Việt Nam cả chục năm qua. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng với hệ thống siêu thị này thì ai cũng biết khi nhìn vào cảnh tấp nập mua sắm của “thượng đế”. Hàng may mặc do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp đã trở nên thân thuộc với người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam cũng đã xem hệ thống Big C như là nơi tin tưởng để trao gửi sản phẩm mà không phải “bận tâm” gì. Thế nhưng, đùng một cái, ông chủ Big C thông báo bắt đầu từ tháng 7 này, hệ thống Big C tạm ngừng nhập sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam. Có chút “cáu cặn” gì trong cốc nước vốn đã trong lành từ chục năm nay chăng?

Cộng đồng mạng - nơi vẫn thường trút giận vào bất cứ đối tượng nào nếu đụng đến số đông người Việt, đã có phản ứng tức thời bằng những rủa sả không thương tiếc trước sự “không thủy chung” này của Big C. Họ cho bằng, đây là chiêu trò của ông chủ Big C nhằm từng bước loại hàng Việt ra khỏi hệ thống siệu thị này để thay hàng Thái vào! Không có gì phải ngạc nhiên khi xuất hiện những phản ứng như vậy.

Tuy nhiên, chưa thấy một ai đưa ra những bằng chứng về việc “bội tín” này thông qua các hợp đồng giữa Big C và các nhà cung cấp sản phẩm may mặc của Việt Nam cả. Thuận mua, vừa bán là lẽ thường tình, vì vậy, không thể buộc nhà phân phối phải chấp nhận lấy sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó mà khách hàng không mặn mà để rồi chịu lỗ chẳng hạn.

Nếu có những hợp đồng giữa nhà cung cấp sản phẩm may mặc với Big C nhưng phía Big C đã phá vỡ thì tốt nhất là đưa nhau ra tòa. Nhưng có lẽ không có một hợp đồng nào ngoài việc “anh phải ủng hộ cho các loại sản phẩm may mặc của tôi vì anh là nhà phân phối nước ngoài nhưng lại có “cửa hàng” trên đất nước tôi!”.

Lý lẽ là vậy, song nói như ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thì việc “dừng đột ngột” của Big C như vậy là không hợp lẽ, bởi các doanh nghiệp dệt may thường ký hợp đồng hoặc những cam kết phi văn bản với nhà bán lẻ bao giờ cũng nằm trong thời gian 3 tháng một lần.

Nghĩa là, anh có “tạm dừng” chấp nhận hàng của tôi thì anh cũng phải báo cho tôi trước 3 tháng để tôi sắp xếp. Đối với ngành dệt may, việc dừng gấp gáp như vậy khiến nhiều doanh nghiệp “vỡ kế hoạch”, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đời sống của số đông công nhân.

Kêu gọi “thượng đế” tẩy chay Big C là một cách phản ứng nặng tính “phủi nóng” cho “lòng yêu nước” bị tổn thương. Người tiêu dùng cũng không vì lời kêu gọi này mà “nghe theo”, tuy nhiên, dù có hợp đồng hay không đi nữa thì việc dừng đột ngột như thế cũng đồng nghĩa với sự bội tín rồi.

Trả giá cho sự bội tín ấy chắc chắn sẽ không hề nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.