Phụ huynh tính cách trông dạy con khi “tạm dừng đến trường không dừng học”

GD&TĐ - Do diễn biến dịch phức tạp, học sinh không phải đến trường khiến nhiều cha mẹ cảm thấy yên tâm trong phòng chống dịch Covid-19 nhưng lại đau đầu xoay xở trong những ngày con ở nhà học trực tuyến.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)

Con không đến trường, cha mẹ vẫn lo…

Theo kế hoạch, còn khoảng 1 tuần nữa học sinh mới bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021. Tuy nhiên dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ca dương tính trong trường học nên cho đến nay đã có 50 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/2 và chuyển sang học trực tuyến trước khi nghỉ Tết. Việc này khiến nhiều cha mẹ cảm thấy yên tâm nhưng lại đau đầu xoay sở không biết gửi con ở đâu vì không có ai trông con và quản lý việc học trực tuyến.

Có con học lớp 3, chị Thuỷ Tiên (Sài Đồng, Long Biên) cảm thấy yên tâm khi nhận được thông báo các con không phải đến trường, chuyển sang học trực tuyến trước khi nghỉ Tết. Nếu con được nghỉ hẳn mà không phải học trực tuyến, chị sẽ gửi con về ông bà ăn Tết luôn bởi ông bà lại không rành về máy tính và mạng. Con còn nhỏ, nếu để con tự học trực tuyến thì không ổn tẹo nào vì chúng rất dễ hấp dẫn bởi các trò chơi nên vẫn phải có người lớn hướng dẫn và quản lý. Với lịch học trực tuyến của con khiến chị không biết xoay xở thế nào.

Từ đêm 30/1, khi đọc tin ca dương tính xuất hiện trong trường học, chị Mơ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thấp thỏm không yên. Vợ chồng anh tính cho con nghỉ học ngay từ đầu tuần và gửi ba con về Thái Bình nhờ ông bà nội ngoại để đảm bảo an toàn. Đến nay, thành phố đã quyết định cho toàn bộ học sinh được nghỉ, anh Tuấn Anh lại bối rối vì cho con về với ông bà thì việc học trực tuyến bị gián đoạn, ông bà không thể di chuyển vì đi lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không có người giúp, vợ chồng anh cũng đau đầu tìm cách.

Phụ huynh "bật công tắc" mùa dịch

Nhà có con trai lớn đang học lớp 9 chuẩn bị thi lên lớp 10 nên việc nghỉ học tập trung chuyển sang học trực tuyến cũng khiến chị Lương Nga (Long Biên, Hà Nội) không khỏi lo lắng. Nếu thả máy tính ra là cu cậu lại tranh thủ chơi trò chơi điện tử và vào mạng. Do vậy, từ hôm có thông báo nghỉ học, chị đã cùng con lên kế hoạch học tập rõ ràng. Ngoài những giờ học trực tuyến theo lịch của trường, con chỉ được dùng thêm máy tính 1 giờ/ngày, thời gian còn lại chị giao thêm việc nhà và mua thêm sách để con đọc.

Mặc dù công việc vẫn ngổn ngang để có thời gian chăm con nhưng vợ chồng chị Chu Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng không mấy lo lắng bởi nhà chị đều không bị động như mùa dịch thứ nhất. Ngay lập tức nhà chị "bật công tắc" trở về thói quen như đợt dịch mùa thứ nhất. Vợ chồng chị vẫn giải quyết công việc ở công ty, con gái lớn lớp 8 sẽ vừa học trực tuyến vừa giúp cha mẹ để ý cậu em học lớp 1 và cho em làm bài tập trực tuyến.

Bắt đầu từ hôm nghỉ, chị vẫn gọi con dậy sớm đúng giờ như thường lệ, ăn sáng và chuẩn bị bài vở học trực tuyến như thời gian học trên lớp. Buổi sáng, chị Thuỷ sẽ chuẩn bị sẵn thức ăn để trưa hai chị em có thể tự lo. Bên cạnh đó, chị luôn dặn dò các con lưu ý khi sử dụng thiết bị điện. Mùa dịch thứ nhất, chị đã lắp camera để quan sát các con từ xa và gọi điện nhắc nhở khi cần thiết. Vì thế các tiết học vẫn diễn ra bình thường, cậu em thì được chị hỗ trợ các thao tác trên máy tính làm bài tập đầy đủ.

Việc cho học sinh nghỉ ở nhà học trực tuyến để đảm bảo an toàn khi trường học xuất hiện ca nhiễm Covid-19 được TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Trung tâm nghệ thuật Atelier Minh rất ủng hộ. TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Minh cho rằng, cha mẹ không nên quá lo lắng trong tình huống này.
Với trẻ lớn, cha mẹ có thể giao nhiệm vụ cho con như để con tự học trực tuyến ở nhà và trông em. Cha mẹ nên có một vài hình thức động viên, khen thưởng để trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể cân nhắc việc đưa con đến chỗ làm nếu cơ quan đồng ý. Cha mẹ nên chuẩn bị giấy vẽ, bút màu và một số đồ chơi con yêu thích để trẻ đỡ chán. Trường hợp không thể đưa con đến chỗ làm hay gửi ai, cha mẹ hãy cân nhắc việc xin phép làm online tại nhà hoặc nghỉ phép để trông con.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.