Bí quyết giành điểm cao khi thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân

GD&TĐ - Thời điểm này HS lớp 12 đang chạy đua cùng thời gian những mong đạt kết quả cao sau 12 năm "đèn sách". Môn học Giáo dục Công dân (GDCD) là môn dễ "ăn" điểm cao nếu học sinh biết cách học.

Cô Huyền hướng dẫn học sinh ôn tập môn GDCD.
Cô Huyền hướng dẫn học sinh ôn tập môn GDCD.

Chắc lý thuyết

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền- GV môn GDCD, Trường THPT Hải An, quận Hải An, TP Hải Phòng là GV có kinh nghiệm lâu năm trong việc dạy học và ôn luyện môn GDCD. Cô Huyền cho rằng, với đặc trưng môn học nhiều kiến thức lý thuyết, học trò dễ dàng ghi điểm cao nhờ chăm chỉ, chịu khó, học chắc lý thuyết.

Theo cô Huyền, để có kiến thức lý thuyết tốt ở môn GDCD, học sinh cần nắm vững, thuộc lòng những kiến thức nền tàng. Với những bài học sẽ có kiến thức trọng tâm, điểm nhấn học sinh cần nhớ.

Với đề minh họa môn GDCD năm nay, cô Huyền nhận định có sự thay đổi về mức độ. Nếu như năm trước phần nhận biết là 40%, thông hiểu 30%, vận dụng thấp 20% và vận dụng cao 10%, thì năm nay phần nhận biết tăng lên là 50%, thông hiểu 25 %, vận dụng thấp 15%, vận dụng cao 10%. Vì thế, HS chỉ cần chắc kiến thức lý thuyết, biết cách vận dụng thì "ăn chắc" điểm 8, điểm 9.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Để HS đạt điểm cao trong môn học này, cô Huyền cho rằng phương pháp dạy học của GV rất quan trọng. Bởi, với những môn học nhiều kiến thức lý thuyết, HS dễ học, dễ hiểu nhưng cũng khó nhớ nếu không có phương pháp học hiệu quả.

Quá trình dạy học theo từng bài, cô Huyền thường nhấn mạnh cho HS kiến thức trọng tâm. Đặc biệt, lý thuyết sẽ được vận dụng ngay vào bài tập sau mỗi bài dạy. Đến kỳ ôn thi, đặc biệt sau khi có đề minh họa, cô Huyền tập trung cho học sinh làm đề, chữa đề. Khi phát hiện trò yếu phần kiến thức nào sẽ củng cố, bổ sung ngay.

Để đạt điểm cao môn GDCD học sinh cần nắm chắc kiến thức lý thuyết nền tảng
Để đạt điểm cao môn GDCD học sinh cần nắm chắc kiến thức lý thuyết nền tảng

"Mẹo" đạt điểm cao

Chắc kiến thức nền, chăm luyện đề HS sẽ dễ dàng ghi điểm cao ở môn GDCD. Phần vận dụng cao 10%, nếu HS vững vàng kiến thức nền, tư duy, vận dụng vào bài làm và phân tích tốt dữ liệu cũng có thể ghi điểm tối đa.

Cô Huyền ví dụ với bài "Pháp luật và Đời sống", HS cần nêu được khái niệm pháp luật, các đặc trưng của pháp luật. Bài này có 2 câu trong đề thi minh họa với 2 mức độ nhận biết và vận dụng thấp.

Bài "Thực hiện pháp luật" là một trong 3 bài chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề minh họa với 7 câu và đủ 4 mức độ. HS cần nắm được 4 hình thức thực hiện pháp luật và 4 loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Cụ thể, phần nội dung bài học trên có câu 84,85,86 là câu hỏi nhận biết. HS cần nhận biết các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Câu 103,104 là câu thông hiểu, câu 112 thuộc mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao là câu 117, HS nắm chắc nội dung các hình thức thực hiện pháp luật, nội dung các loại vi phạm pháp luật.

Với những câu hỏi lý thuyết, HS sẽ được cô Huyền rèn kỹ năng làm bài như: nhận diện từ khóa, tự trả lời trước đọc đáp án sau, trả lời câu hỏi phủ định. 

Câu hỏi tình huống, quá trình ôn tập cô Huyền cho học sinh đọc kỹ câu hỏi, phân tích tình huống trong đó có từng nhân vật và sau cùng lựa chọn đáp án dựa vào kiến thức đã học.

* "Bí quyết bỏ túi" cho thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT - xem TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.