Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Từ khóa là “giữ ổn định”

GD&TĐ - Tinh thần giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2021 tiếp tục được nhấn mạnh trong cuộc họp sáng 3/3 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp nghe báo cáo về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp nghe báo cáo về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Cùng dự họp có Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và lãnh đạo các vụ cục, đơn vị có liên quan.

Đánh giá cao các đơn vị đã có kế hoạch căn cơ để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh việc giữ ổn định Kỳ thi; tuy nhiên, không vì ổn định, công việc đã quen mà chủ quan, dẫn đến sơ suất không đáng có.

“Phải rà soát thật kỹ và dự báo mọi tình huống có thể xảy ra để chủ động tốt nhất; bảo đảm Kỳ thi đúng mục đích, an toàn, khách quan, trung thực.” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Liên quan đến Kỳ thi, 10 vấn đề được Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tại cuộc họp. Trong đó có nội dung chương trình thi; ngân hàng câu hỏi; bài thi tham khảo, bài thi chính thức; công tác tập huấn cán bộ coi thi, chấm thi và thanh tra; phần mềm; vấn đề tài chính; hoạt động thanh tra, kiểm tra thi; quy chế thi, Ban Chỉ đạo thi; vấn đề truyền thông cho Kỳ thi.

Riêng với nội dung thi, Bộ trưởng yêu cầu bám sát chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông, đồng thời bám sát điều kiện dạy học trong bối cảnh dịch bệnh. Vấn đề đối sánh kết quả thi cũng được Bộ trưởng lưu ý để tiếp tục làm tốt hơn nữa.

Ý kiến trao đổi tại cuộc họp về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tập trung vào 10 vấn đề được Bộ trưởng lưu ý. Tinh thần chung là chuẩn bị chu đáo, không chủ quan để tổ chức tốt nhất Kỳ thi; chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản cho những tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đề thi tham khảo cũng sẽ sớm được Bộ GD&ĐT ban hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.