Đề tham khảo Khoa học xã hội: Lưu ý câu hỏi tăng độ "nhiễu" trong đáp án

GD&TĐ - Mức độ câu hỏi nhận biết thông hiểu trong đề tham khảo bài thi Khoa học xã hội chiếm khoảng 70-75% tổng số câu; bảo đảm mục tiêu xét tốt nghiệp.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Nhận xét chung về đề, các thầy cô tổ Xã hội, Học mãi cho rằng: Đề thi bám theo tinh thần của công văn điều chỉnh nội dung dạy học 3280/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Cấp độ câu hỏi tương đương với đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Các câu hỏi chủ yếu nằm trong nội dung sách giáo khoa, nội dung rõ ràng không lắt léo.

Tuy nhiên mức độ khó có phần gia tăng do việc tăng độ nhiễu trong các đáp án ở một số câu hỏi. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 (riêng môn Đia lí, không thấy xuất hiện câu hỏi thuộc lớp 11).

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Về độ khó của các bài thi thành phần: Mức độ câu hỏi nhận biết thông hiểu chiếm khoảng 70-75% tổng số câu, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, các câu hỏi chủ yếu nằm trong nội dung sách giáo khoa, nội dung rõ ràng không lắt léo. 25-30% câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, phục vụ cho mục tiêu tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể ma trận và nhận xét từng môn như sau:

Môn Lịch sử

Lớp

Chuyên đề

Nhận biết

Thông hiểu

VD

VDC

Số câu

12

(có 10 chuyên đề)

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

1

     

1

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991), Liên bang Nga (1991 -2000)

1

     

1

Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 – 2000)

3

     

3

Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)

2

1

   

3

Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

1

     

1

Cách mạng KHKT (1945 - 2000)

1

     

1

Việt Nam từ năm 1919 - 1930

2

3

2

1

8

Việt Nam từ năm 1930 - 1945

2

1

2

1

6

Việt Nam từ năm 1945- 1954

3

1

1

1

6

Việt Nam từ năm 1954 - 1975

4

1

1

1

7

Việt Nam từ năm 1975 - 2000

1

     

1

11

(có 1 chuyên đề)

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

2

     

2

 

Tổng số câu

23

7

6

4

40

Tỉ lệ (%)

57.50%

17.50%

15.00%

10.00%

100.00%

Trong đề, 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản và có sự tương đồng với đề tốt nghiệp THPT 2020 về cấu trúc.

Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25 (là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này). 25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm trải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc phần này.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Dạng bài so sánh chiếm tỉ lệ lớn (4/10 câu), ngoài ra dạng bài liên chuyên đề cũng xuất hiện nhiều như liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng, tiêu biểu.

Về các câu hỏi khó: Câu 33, 36, 38 đây là những câu hỏi vừa đòi hỏi sự so sánh giữa các giai đoạn vừa phải tổng kết, đánh giá đặc trưng của giai đoạn đó. Học sinh nếu không nắm chắc kiến thức, không có khả năng khái quát và phân tích thì không thể hoàn thành được.

Môn Địa lí:

Lớp

Chuyên đề

Cấp độ câu hỏi

Số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VDC

12

1. Địa lí tự nhiên

1

1

 

1

3

2. Địa lý dân cư

 

2

   

2

3. Địa lý các ngành kinh tế

3

4

1

 

8

4. Địa lý các vùng kinh tế

1

1

4

2

8

5. Thực hành kĩ năng địa lý

15

 

2

2

19

Tổng số câu

20

8

7

5

40

Tỉ lệ (%)

50.00%

20.00%

17.50%

12.50%

100.00%

Đề thi có 70% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung lớp 11. Trong đó, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat (tăng 1 câu so với đề Tốt nghiệp THPT 2020).

Đặc biệt, có dạng câu hỏi Atlat mới như câu 59, 60 học sinh phải khai thác, đối chiếu hai lược đồ trong cùng một trang để tìm ra đáp án đúng. 

30% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí.

Giống như đề Tốt nghiệp THPT 2020, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế. Riêng câu hỏi về kĩ năng với bảng số liệu, học sinh cần hiểu khái niệm xuất siêu, nhập siêu để trả lời.

Về các câu hỏi khó: Câu 77, 78, 79 là những câu hỏi khó, nội dung đi sâu vào một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. 

* "Bí quyết bỏ túi" cho thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT - xem TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ