“Bật mí” 5 giải pháp ôn thi môn Giáo dục công dân

GD&TĐ - Cô Nghiêm Thị Thu Trang - Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) bật mí 5 giải pháp ôn thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi THPT quốc gia 2019.

“Bật mí” 5 giải pháp ôn thi môn Giáo dục công dân

Thứ nhất, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giúp HS hiểu được ý nghĩa của môn học trong việc rèn luyện kĩ năng, phát triển phẩm chất năng lực để mai sau lập nghiệp và tự tin khi lựa chọn môn GDCD là môn thi.

Thứ hai, rà soát kiến thức cơ bản lớp 11, khái quát qua kiến thức cơ bản lớp 10. Cùng với kiến thức của lớp 12 HS đang học, GV cần rà soát kiến thức cơ bản của lớp 10 và lớp 11. Chúng tôi bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD lớp 10 và 11; Chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT; Đề thi minh họa; Các công văn hướng dẫn…, để soạn thành khung nội dung: “Kiến thức cơ bản môn GDCD lớp 10 và lớp 11” và dạy bám sát theo khung kiến thức này. Đây cũng có thể trở thành tài liệu để HS tự ôn tập ở nhà.

Thứ ba, tổ chức hoạt động dạy học dưới nhiều hoạt động và hình thức: Tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật, cập nhật những nội dung pháp luật mới nhất như: Hiến pháp 2013, Luật Hình sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình… cho HS xem video, các phiên tòa xử án trên mạng, cho HS phản biện lại vấn đề, làm việc theo nhóm, thực hiện dự án, khuyến khích HS xem một số chương trình như Chuyện không của riêng ai, Tòa tuyên án… để HS khắc sâu kiến thức và có khả năng vận dụng giải quyết các các câu tình huống khó trong đề thi. Đồng thời giáo viên có thể thiết kế thành các phiếu học tập như: Các phiếu ôn tập theo bài.

Các phiếu ôn tập này sẽ giúp ghi nhớ kiến thức và biết cách vận dụng kiến thức được học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Để nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia, giáo viên có thể đơn giản hóa kiến thức hàn lâm khô cứng và chuyển hóa kiến thức học tập thành năng lực, phẩm chất của HS: Từ nhớ kiến thức, hiểu bài và vận dụng.

 
Cô Nghiêm Thị Thu Trang

Ngoài ra, tổ chức cho HS thi tìm hiểu pháp luật. Để các em không mệt mỏi, nhàm chán mà say mê hứng thú, yêu thích môn học, giáo viên có thể tổ chức ôn tập kiến thức bằng cách cho HS tham gia các cuộc thi. Các phần thi sẽ tương ứng với các mức: Nhận biết, thông hiểu, vân dụng thấp và vận dụng cao. Mục đích cuộc thi để các em phát triển kĩ năng, ghi nhớ và vận dụng được kiến thức thông qua hoạt động học mà chơi, chơi mà học.

Cùng với đó, giáo viên yêu cầu HS làm đề tổng hợp. Sau khi kết thúc nội dung ôn tập, thời gian còn lại sẽ tổ chức cho HS làm đề với cấu trúc như đề thi minh họa, để giúp ghi nhớ kiến thức và làm quen với kỳ thi.

Thứ tư, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó, giáo viên có thể kiểm tra thông qua các bài trắc nghiệm; thông qua các dự án (Chuẩn bị powerpoin thuyết trình, đóng kịch, giải quyết tình huống…) hoặc thông qua các hoạt động tập thể như các cuộc thi.

Thứ 5, quan tâm đến những em có kết quả học tập chưa cao. Giáo viên có thể tìm hiểu nguyên nhân; tìm cách thu hút HS vào các hoạt động tập thể và biết cách động viên, khuyến khích kịp thời khi HS có tiến bộ.

Theo cô Nghiêm Thị Thu Trang, việc dạy GDCD không phải là việc lên lớp giáo huấn, cũng không chỉ đơn thuần là đọc bài trong SGK và yêu cầu HS học thuộc, mà cần đổi mới phương pháp dạy học, trau dồi những hiểu biết ngoài xã hội, những kiến thức chính trị, thời sự, tìm tòi dẫn chứng cụ thể trong thực tế cuộc sống để đưa vào bài học, giúp HS vừa ghi nhớ kiến thức, vừa biết vận dụng cho cuộc sống thực tiễn của bản thân, vừa đạt được kết quả tốt trong kỳ thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.