Trao bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho đền Voi Phục, đền Quán Thánh

GD&TĐ - Sáng 29/5, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ trấn - đền Voi Phục và đền Quán Thánh”.

Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam trao bằng Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Voi Phục và đền Quán Thánh.
Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam trao bằng Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Voi Phục và đền Quán Thánh.

Tham dự lễ đón nhận có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng các sở, ban ngành thành phố và quận Ba Đình. 

Buổi lễ còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận và Đảng ủy, UBND 14 phường; Đại biểu cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội, cán bộ cơ sở và quần chúng nhân dân.

Biểu tượng của Thăng Long Hà Nội

Phát biểu trong diễn văn khai mạc buổi lễ, ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, Đảng bộ, Chính quền và nhân dân Ba Đình vui mừng, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với cụm di tích “Thăng Long Tứ Trấn” gồm đền Voi Phục, đền Quán Thánh.

Quận Ba Đình có 74 di tích lịch sử văn hoá. Trong đó, Trấn Tây (đền Voi Phục) và Trấn Bắc (đền Quán Thánh) là một trong những biểu tượng của Thăng Long Hà Nội.

Trải qua thăng trầm lịch sử, Tứ trấn vẫn ngày đêm trấn giữ để bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay được yên bình, thịnh vượng. 

Với giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hoá như vậy, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đợt 12 cho 5 di tích trên cả nước. Trong đó, có di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn gồm đền Bạch Mã (quận Hoàn  Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình), đền Kim Liên (quận Đống Đa).

"Đây là niềm vinh dự to lớn cho toàn hệ thống chính trị và Nhân dân của 3 quận Ba Đình, Đống Đa và Hoàn Kiếm khi cụm di tích Thăng Long Tứ trấn với các chứng tích huyền kỳ, với giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc to lớn được Nhà nước ghi nhận...", ông Chiến nhấn mạnh. 

Chủ tịch UBND quận Ba Đình nhấn mạnh, nhân dân quận Ba Đình luôn tự hào với truyền thống vẻ vang nghìn năm Thăng Long Hà Nội, đã luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 

"Nhân dân, chính quyền quận Ba Đình luôn tận tâm, tận lực xây dựng, giữ gìn hệ thống di tích lịch sử vô cùng phong phú và quý giá của ông cha ta. Lễ đón nhận diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập quận (31/5/1961 – 31/5/202), Đảng bộ quận (09/6/1961- 09/6/2022), Nhân dân, cán bộ quận Ba Đình càng thêm vinh dự, tự hào và thấy rõ trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong chặng đường tiếp theo...", ông Tạ Nam Chiến nói. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - (ngoài cùng bên phải) trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Voi Phục và đền Quán Thánh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - (ngoài cùng bên phải) trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Voi Phục và đền Quán Thánh.

Bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt là sự ghi nhận, vinh danh những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của “Thăng Long Tứ Trấn”, đã luôn vững bền, trường tồn cùng với thời gian, góp phần tạo dựng những nét độc đáo, đặc sắc riêng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến.  

Với niềm vinh dự lớn và trách nhiệm của mình, Đảng bộ và chính quyền Nhân dân quận Ba Đình sẽ quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và 2 di tích quốc gia đặc biệt nói riêng.

Tích cực phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của thành phố xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, góp phần đưa di tích trở thành một địa điểm tham quan, nghiên cứu, khám phá lý thú và hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội. 

Chủ tịch UBND quận Ba Đình - Tạ Nam Chiến đề nghị các cấp, các ngành, UBND phường Ngọc Khánh, Quán Thánh, Ban Quản lý di tích quận nêu cao tinh thần trách nhiệm, chú trọng công tác bảo vệ, gìn giữ lâu dài di sản này trước sự xâm hại của thời gian, thời tiết và cả con người. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục để đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế hiểu sâu sắc ý nghĩa cao quý của địa danh lịch sử văn hóa, tập trung công tác xã hội hoá, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích, gắn với phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội Thủ đô và đất nước.

Giáo dục truyền thống yêu nước

Phát biểu tại buổi lễ, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND  thành phố Hà Nội nhấn mạnh, mảnh đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ linh khí của đất trời, nơi lắng hồn núi sông. 

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND  thành phố Hà Nội phát biểu.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của Kinh đô Thăng Long hơn ngàn năm tuổi. Hà Nội không chỉ là Thủ đô, trung tâm chính trị của Việt Nam mà còn là nơi giao thoa, hội nhập của biết bao nền văn hóa khác, nơi in dấu biết bao công trình văn hóa lịch sử, lữu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trong đó, tiêu biểu là “Thăng Long Tứ trấn”, gắn với việc ra đời của Kinh đô Thăng Long thời nhà Lý những năm 1010. 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị quận Ba Đình thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Di sản văn hóa về bảo vệ và phát huy các di tích quốc gia đặc biệt.

Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình số 06/Ctr-TU Thành ủy khóa 17 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025". 

Bên cạnh đó là Nghị quyết số 09 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng tầm nhìn đến năm 2045".

Đồng thời, rà soát bổ sung nội quy, quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích là công trình phục vụ Nhân dân, tuyệt đối không tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ... 

Lễ rước Bằng di tích quốc gia đặc biệt và rước kiệu.

Lễ rước Bằng di tích quốc gia đặc biệt và rước kiệu.

Với Ban quản lý Di tích cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm cho di tích thực sự kiểu mẫu, văn minh để nơi đây xứng đáng là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi “Thăng Long Tứ Trấn”. Đây cũng là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, hun đúc ý chí, khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngoài ra, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố Hà Nội, lãnh đạo chỉ đạo UBND các phường tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường trong di tích...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.