Trao 2.010 suất tầm soát ung thư cho phụ nữ khó khăn

GD&TĐ -2.010 suất tầm soát 4 bệnh ung thư cho phụ nữ yếu thế tại TPHCM và Hà Nội đã được trao tặng thông qua Dự án “Chạm sẻ chia, trao hy vọng”.

Sau 3 tháng triển khai, chương trình đã gây quỹ được 3,5 tỷ đồng vào dự án tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn.
Sau 3 tháng triển khai, chương trình đã gây quỹ được 3,5 tỷ đồng vào dự án tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn.

Sáng 19/10, tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM (sơ sở 2), Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Công ty Công nghệ Thanh toán Toàn cầu Mastercard, Trung gian Thanh toán Payoo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TPHCM, Hội chữ thập đỏ Hà Nội, Đoàn Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TPHCM tổng kết Dự án “Chạm sẻ chia, trao hy vọng”.

Sau 3 tháng triển khai, chương trình đã gây quỹ được 3,5 tỷ đồng vào dự án tầm soát ung thư miễn phí cho phụ nữ yếu thế, gặp khó khăn.

5d302746-2881.jpg
Phụ nữ yếu thế được chọn tham gia tầm soát ung thư miễn phí. Ảnh: Q.H

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh, Trưởng khoa Xạ trị Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cho hay, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu - Globocan (năm 2022), ung thư vú đứng đầu số ca mắc mới, với hơn 24.500 ca/năm, kế đến là ung thư cổ tử cung (hơn 4.600 ca), ung thư tuyến giáp (hơn 6.100 ca) và ung thư buồng trứng (hơn 1.500 ca).

Về số tử vong, ung thư vú cũng dẫn đầu với hơn 10.000 ca/năm, còn ung thư cổ tử cung gây ra hơn 2.500 ca/năm. Đáng chú ý, ung thư buồng trứng dù số lượng mắc mới mỗi năm ít hơn ung thư tuyến giáp nhưng có số ca tử vong vượt trội (hơn 1.000 ca tử vong so với hơn 850 trường hợp của ung thư tuyến giáp).

Trên bình diện thế giới, ung thư vú cũng có xu hướng gia tăng tần suất cao nhất trong các loại ung thư thường gặp ở nữ giới (từ hơn 1,1 triệu ca năm 2002 đã tăng lên hơn 2,2 triệu ca năm 2020, tăng 20% tần suất). Ung thư nội mạc tử cung cũng tăng hơn gấp đôi số ca và tăng 34% tần suất trong thời gian trên.

5d302659-5686.jpg
5d302628-2731.jpg
5d302590-634.jpg
Hàng trăm phụ nữ yếu thế, khó khăn được chọn tầm soát ung thư miễn phí. Ảnh: Q.H

Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, trong năm 2023 có gần 12.500 ca ung thư vú đến khám và điều trị, một con số rất lớn. Kế đến là ung thư tuyến giáp (gần 12.000 ca), ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư đại tràng...

Việc mắc bệnh ung thư không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn để lại hậu quả nặng nề về tinh thần và tài chính.

"Gánh nặng ung thư có thể được giảm nhẹ bằng các phòng ngừa (ung thư gan, phổi, cổ tử cung, da) tầm soát (ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng), phát hiện sớm (ung thư vú, tuyến giáp). Vì vậy, người dân cần lắng nghe cơ thể, chú ý các triệu chứng báo động, khám sức khỏe định kỳ. Khi được chẩn đoán ung thư, cần hợp tác tốt với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất, phù hợp nhất" - bác sĩ Linh khuyến cáo.

Tại lễ tổng kết, ban tổ chức đã trao tặng 2.010 suất tầm soát 4 bệnh ung thư cho phụ nữ yếu thế, đồng thời cam kết hỗ trợ 200 suất tầm soát chuyên sâu (trị giá 5 triệu đồng/suất) cho những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trong 2.010 suất tầm soát, có 1.000 suất sẽ được phân bổ cho đại diện Hội Chữ thập đỏ Hà Nội, 600 suất cho đại diện Hội chữ thập đỏ TPHCM và 400 suất Đoàn Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TPHCM.

Hoạt động tầm soát cho 2.010 phụ nữ sẽ diễn ra từ ngày 19/10 đến ngày 26/10, tại 4 bệnh viện: Bệnh viện Ung bướu TPHCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.

Sau khi có kết quả tầm soát bước đầu, Hội Chữ thập đỏ TPHCM, Hội chữ thập đỏ Hà Nội sẽ chọn lọc 200 phụ nữ khó khăn nhất trong số những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng để trao gói hỗ trợ tài chính chuyên sâu tầm soát.

Song song với hoạt động tầm soát, Dự án “Chạm sẻ chia, trao hy vọng” cũng tổ chức “Gian hàng 0 đồng” tại các bệnh viện, cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, nước mắm, muối, dầu gội, sữa tắm... Theo đó, những phụ nữ tham gia tầm soát sẽ được trao tặng một voucher mua sắm tương ứng 220.000 đồng để lựa chọn các mặt hàng thiết thực tại “Gian hàng 0 đồng” nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày, giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.