Tràn lan sai phạm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Chưa thực hiện nghĩa vụ nộp phí Bảo vệ môi trường

Trong thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện pháp luậtvề bảo vệ môi trường (BVMT) tại 6 tỉnh nêu trên trong giai đoạn 2011 đến 2017do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh vừa ký đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tạicác dự án khai thác khoáng sản.

Cụ thể: Tại Yên Bái, thời điểm thanh tra, các dự án còn nợphí BVMT với tổng số tiền là 6.377 triệu đồng. Đến hết năm 2019, tại địa phươngnày còn 73 điểm mỏ nợ, chậm nộp tiền ký quỹ với tổng số tiền là 45.240 triệu đồng.

Tại Cao Bằng, đến thời điểm thanh tra (tháng 10/2018), các dựán khai thác khoáng sản (trong đó có một số mỏ hết hạn giấy phép khai thác,đang làm thủ tục đóng cửa mỏ) còn nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trườnglà 5.442,7 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nợ phí BVMT với số tiền3.118 triệu đồng.

Tại tỉnh Bắc Kạn, các doanh nghiệp vẫn còn nợ 35.131 triệu đồngphí BVMT. Tại 6 dự án được thanh tra còn có một số hạng mục công trình BVMTchưa hoàn thành hoặc chưa đảm bảo về yêu cầu theo báo cáo đánh giá tác động môitrường (ĐTM), cam kết BVMT đã được phê duyệt.

Tràn lan sai phạm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ảnh 1
Cần chấn chỉnh những vi phạm kéo dài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Cũng với tình trạng tương tự, kết luận thanh tra nêu: tại tỉnhHà Giang, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 26 dự án chưa nộp đủ số tiền ký QuỹBVMT với tổng số tiền 38.210,98 triệu đồng; 17 dự án nợ phí BVMT với tổng số tiền1.508,4 triệu đồng.

Tại tỉnh Lai Châu, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 21 dự án khônglập đề án cải tạo, phục hồi môi trường; 21 dự án không nộp, còn nợ tiền ký quỹcải tạo, phục hồi môi trường; 7 dự án nợ phí BVMT.

Tuyên Quang, tại thời điểm thanh tra, việc để 24 dự án nợ tiềnký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường với số tiền 4.144 triệu đồng; 22 dự án cònnợ phí BVMT với số tiền 4.105,0 triệu đồng.

Phớt lờ công tác bảo vệ môi trường

Trong thông báo kết luận thanh tra, tại tỉnh Yên Bái tồn tạinhững sai phạm tại một số dự án, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM chưađúng với quy định của pháp luật; Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM cũng chưa làm hếttrách nhiệm dẫn đến có một số công trình không thực hiện được theo báo cáo ĐTMđã được phê duyệt.

Trong số dự án thanh tra, có 8 cơ sở mặc dù chưa được cấp giấyxác nhận hoàn thành công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành nhưng đã tiếnhành khai thác. Một số dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnhcấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT nhưng kết quả kiểm tra thực tếthì hoàn toàn chưa đạt yêu cầu theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.

Tại thông báo kết luận thanh tra, ở tỉnh Cao Bằng có tình trạngtrong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM tại một số dự án có chấtlượng chưa tốt; đơn vị tư vấn chưa xác định được hết các yếu tố gây tác động xấuđến môi trường, một số phương án xử lý môi trường chưa phù hợp nhưng hội đồngthẩm định chưa kịp thời phát hiện dẫn đến một số nội dung trong báo cáo ĐTM đượcphê duyệt còn thiếu tính khả thi khi thực hiện trong thực tế.

Về kết luận thanh tra việc UBND các huyện và Sở TN&MT đểcác đơn vị tự thuê, tự chuyển đổi hoặc chuyển nhượng đất trồng lúa của ngườidân để sử dụng vào hoạt động khoáng sản nhưng chưa có xác nhận về sự phù hợpquy hoạch sử dụng đất đối với hoạt động khoáng sản.

Kết luận cũng chỉ ra, có 2 dự án (Mỏ Thua Phia, huyện TrùngKhánh và Mỏ Chì kẽm Bản Bó, huyện Bảo Lâm) chưa hoàn thành các công trình BVMT,chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT nhưng vẫn tiến hành khai thác!...

Bên cạnh đó, Thông báo Kết luận thanh tra cũng chỉ ra việc QuỹBảo vệ môi trường của các tỉnh hoạt động không thống nhất, chưa có quy định, hướngdẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.

Cần phải xử lý nghiêm

Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo BộTài nguyên Môi trường tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ địa phương trong công tác quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; sớm ban hành Thôngtư hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường địa phương theo quyđịnh tại điểm 2 Khoản 24 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soátviệc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các dự án khai thác khoáng sảnthuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiên quyếtxử lý đối với các dự án khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật vềBVMT.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trườngvà UBND tỉnh Bắc Kạn xem xét, kiến nghị xử lý về vụ việc nợ Phí bảo vệ môi trườngcủa Công ty cổ phần thương mại và khoáng sản Nguyên Phát tại tỉnh Bắc Kạn, bảođảm phù hợp quy định pháp luật và thực tế khai thác tại địa phương, quyền lợiích hợp pháp của Doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo.

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủchỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, HàGiang và Tuyên Quang tổ chức kiểm điểm, chỉ đạo các sở ban ngành liên quan kiểmđiểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân qua các thời kỳ để xảy ra các khuyếtđiểm, sai phạm nêu tại Kết luận thanh tra này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.