Tàu vũ trụ này đã rơi trở lại khí quyển vào lúc 8:15 (giờ Bắc Kinh) và phần lớn đã bị cháy – các nhà chức trách tuyên bố trên trang web của mình.
Trước đó, trạm vũ trụ này được dự đoán sẽ rơi xuống ngoài bờ biển Brazil ở nam Đại Tây Dương, gần các thành phố Sao Paulo và Rio de Janeiro.
Phi đội Không gian thứ 17 của Mỹ vốn theo dõi và phát hiện tất cả các vật thể nhân tạo trong quỹ đạo Trái đất, họ cho biết cũng đã theo dõi Thiên cung-1 khi nó trở về khí quyển ở vùng Nam Thái Bình dương.
Trong một tuyên bố, họ đã khẳng định trạm vũ trụ đã trở lại khí quyển khi hợp tác với các đối tác ở Australia, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Hàn quốc và Anh.
Cuối tuần trước, Bắc Kinh cho biết trạm vũ trụ này khó còn mảnh vỡ lớn nào rơi xuống Trái Đất.
Trạm vũ trụ Tiangong-1 dài 10,4 mét đã được phóng lên vào năm 2011 để tiến hành các thí nghiệm trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm đặt một trạm vũ trụ cố định trên quỹ đạo vào năm 2023.
Trung Quốc đã dự đoán trạm vũ trụ sẽ rơi trở lại vào cuối năm 2017 khiến một số chuyên gia cho rằng trạm vũ trụ này đã ngoài tầm kiểm soát.
Tờ báo Global Times của Trung Quốc cho rằng việc giới truyền thông trên khắp thế giới loan tin trạm vũ trụ rơi trở lại trái đất cho thấy họ “ghen tị” với ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc.