Vấn đề nằm ở chỗ các nhà khoa học vẫn chưa thể dự đoán được chính xác vị trí tiếp đất của mô đun nặng 8,5 tấn này.
Vào năm 2016, Trung Quốc thừa nhận đã mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1. Tổ chức phi lợi nhuận Aerospace Corporation của Mỹ ước tính Thiên Cung 1 sẽ vào đến bầu khí quyển trong tuần đầu tiên của tháng 4.
Trong khi đó Cơ quan hàng không vũ trụ châu u (ESA) cho biết Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống Trái Đất trong khoảng từ ngày 24/3 tới ngày 19/4.
Aerospace đánh giá các mảnh vỡ của Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống và phủ trên một khu vực có kích thước lên đến vài trăm km. Trước đó, tổ chức này cũng cảnh báo rằng trạm không gian Trung Quốc có thể mang theo một loại chất độc và ăn mòn mạnh được gọi là hydrazine. Tuy nhiên khả năng gây hại cho con người là rất thấp.
Dự kiến Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống khu vực nằm giữa vĩ tuyến 43 độ Bắc và 43 độ Nam. Khả năng Vì vậy, khả năng mô đun này rơi xuống các khu vực bao gồm phía Bắc Trung Quốc, Trung Đông, các bang phía bắc nước Mỹ, New Zealand, khu vực Nam Phi và Nam Mỹ sẽ cao hơn những vùng khác.
Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học thuộc Đại học Harvard và hội những nhà nghiên cứu ngành công nghiệp vũ trụ, lại tỏ ra thận trọng.
Ông nói trên tờ The Guardian: "Cứ một vài năm chuyện giống như thế này lại xảy ra. Nhưng Thiên Cung 1 có kích thước rất lớn cùng mật độ các mảnh vỡ dày đặc, vì vậy chúng ta cần phải theo dõi kĩ càng".
Năm 1991, trạm vũ trụ Salyut 7 nặng 20 tấn của Liên Xô đã rơi xuống Trái Đất sau khi va vào một trạm vũ trụ có trọng lượng tương tự mang tên Cosmos 1686. Chúng đã phát nổ và khiến các mảnh vỡ rơi xuống một thị trấn tại Argentina.
Trong khi đó, trạm vũ trụ Skylab nặng 77 tấn của NASA đã rơi trong trạng thái hoàn toàn mất kiểm soát xuống Trái đất vào năm 1979, với một số mảnh vỡ lớn nhất rơi ngay cạnh thành phố Perth, Tây Australia.