Nhận thức đúng về bệnh trầm cảm tuổi teen

GD&TĐ -  Người phụ nữ cùng cậu con trai đến đánh giá tình trạng tâm thần cùng những ý nghĩ tự tử mà cậu bé đã tâm sự với giáo viên ở trường học.

Người phụ nữ bước vào phòng cùng cậu con trai 13 tuổi, môi mím chặt. Họ đến đây để đánh giá tình trạng tâm thần cùng những ý nghĩ tự tử mà cậu bé đã tâm sự với giáo viên ở trường học của mình.

Sau khi đánh giá về cậu bé, tôi di chuyển chiếc ghế để có thể ngồi gần hơn với người mẹ và bắt đầu trò chuyện. Nhìn biểu cảm của cô ấy, tôi biết cô ấy đang rất lo lắng: “Tình hình thế nào, thưa bác sĩ? Tôi phải đưa thằng bé đến sân tập luyện bóng đá trong một giờ nữa”.

Tôi nhẹ nhàng nói với cô ấy: “Thực ra tôi không định kể cho chị nghe về chứng trầm cảm của con trai chị”.

Sau đó, tôi nói với cô ấy rằng đứa con 13 tuổi của cô ấy đã gặp khó khăn trong vài tháng qua và tuần qua là giai đoạn đặc biệt khó khăn. Tôi kể cho cô ấy nghe về việc cậu bé khó đi vào giấc ngủ, và cậu bé đã khổ sở như thế nào để ra khỏi giường vào buổi sáng.

Tôi nói với cô ấy rằng những gì cô ấy nhìn thấy là sự bất hạnh tuổi teen bắt nguồn từ một điều gì đó sâu sắc hơn nhiều, dựa trên đánh giá của tôi với tư cách là một bác sĩ tâm lý trẻ em. Tuy nhiên, điều khó nói nhất với cô ấy là việc chấp nhận căn bệnh trầm cảm đã đi đến đâu.

Tôi nói: “Trong vài ngày qua, cậu bé đã cảm thấy mình không xứng đáng được sống. Tôi muốn cậu bé nhập viện để được giúp đỡ nhiều hơn trong một môi trường an toàn, bởi vì những điều kiện hiện có ở đây hoàn toàn có thể điều trị được cho cậu bé, và cậu bé không cần phải tự mình vật lộn với trầm cảm nữa”.

Mẹ cậu bé hét vào mặt tôi: “Gì cơ? Nhập viện á? Nơi này mà an toàn á? Xin lỗi bác sĩ! Nhưng nhà tôi mới là nơi an toàn, và đó là nơi tôi sẽ đưa con tôi trở về ngay bây giờ!”.

Trước khi rời khỏi phòng, cô ấy lôi từ trong túi xách ra một cuốn sổ đã đánh dấu lịch hẹn với một bác sĩ trị liệu mới. Cô ấy còn thể hiện thái độ với tôi: “Tôi đang làm tất cả những điều đúng đắn nhất và con tôi vẫn ổn. Sao cô dám nói với tôi rằng thằng bé đang bất ổn?”.

Vì trách nhiệm với nghề nghiệp và vì sức khỏe của cậu bé, tôi không thể im lặng: “Trên thực tế, chị đang làm tất cả những điều đúng đắn. Chị là một người mẹ hết lòng yêu thương con và bảo vệ con. Nhưng đôi khi ngay cả những bậc cha mẹ tốt nhất cũng không thể cứu con họ khỏi chứng trầm cảm, lo lắng hoặc các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, chị có thể gánh được hậu quả không?”.

Sự quyết liệt của tôi khiến cô ấy dịu lại và bật khóc. Kể từ lúc đó, tôi lắng nghe tất cả những gì cô ấy tâm sự. Cô ấy thừa nhận rằng việc con trai bị trầm cảm khiến cô cảm thấy mình là một người thất bại.

Cô cảm thấy mình bị cô lập với bạn bè. Cô cảm thấy xấu hổ nếu ai đó biết con cô bị trầm cảm. Cô cũng trở nên ít thân mật hơn với người bạn đời của mình. Cô dành hầu hết thời gian trong ngày để suy nghĩ về những gì cô có thể làm cho con trai. Cuối cùng cô ấy đã lấy khăn giấy để thấm nước mắt và lặng lẽ đồng ý với kế hoạch điều trị của tôi.

Tôi trấn an cô ấy: “Bộ não là một cơ quan, giống như bất cứ thứ gì khác trong cơ thể. Đôi khi con chị sẽ đổ bệnh. Điều trị trầm cảm cũng giống như việc chị đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị gãy tay hoặc viêm phổi. Chị có thể đưa con đến gặp bác sĩ khi não của con có vấn đề. Điều này hết sức bình thường. Cố gắng lên nhé, tôi sẽ luôn ở đây cùng 2 mẹ con”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ