Trái tuyến vào "mùa"

Trái tuyến vào "mùa"

(GD&TĐ) - Đầu tháng 7 mới là thời điểm các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập bắt đầu tuyển sinh đầu cấp. Tuy nhiên, với nhiều phụ huynh học sinh có nhu cầu cho con vào học các trường trái tuyến thì sự chuẩn bị đã diễn ra trước cả một thời gian dài. Tốn kém, căng thẳng, áp lực… nhưng vấn nạn trái tuyến vẫn không hề giảm bớt.

Trăm phương, nghìn kế... cho đầu vào trái tuyến

Quy hoạch mạng lưới trường lớp quy định mỗi xã, phường, thị trấn đều phải có đủ trường mầm non, tiểu học, THCS đáp ứng nhu cầu của người học trên địa bàn. Tuy nhiên, tâm lý “xính” trường lớp chọn tồn tại ở không ít phụ huynh dẫn tới tình trạng học sinh trái tuyến vẫn diễn căng thẳng trong mỗi mùa tuyển sinh. Và để chuẩn bị cho cuộc đua trái tuyến này, nhiều bậc phụ huynh đã chuẩn bị và khởi động từ sớm.

Chị Thanh Hằng, nhà ở khu Khâm Thiên (Hà Nội) cho biết: Nếu đúng tuyến con chị sẽ học một trường nhỏ, không danh tiếng, và dành cho con em của người lao động  trong ngõ... Thế nên, dù phải tốn kém một khoản chi phí từ 10-20 triệu đồng, chị vẫn quyết tâm để “chạy” cho cháu vào học ở một trường danh tiếng khác. Và dẫu vợ chồng chị phải vất vả hơn trong việc đưa đón con đi học hàng ngày nhưng đó là giải pháp tối ưu hơn cả để con chị được học tập trong một môi trường “xịn” (theo suy nghĩ của chị Hằng).  

Con học trường “điểm” là mong ước của nhiều phụ huynh. Ảnh: Văn Lê
Con học trường “điểm” là mong ước của nhiều phụ huynh. Ảnh: Văn Lê

Bên cạnh đó, có những cách chọn trường không giống ai. Cũ nhưng vẫn có tác dụng đó là cách chạy trường theo kiểu ở một nơi nhưng hộ khẩu một chỗ. Trước khi con bước vào lớp 1, họ chỉ khổ công tìm nhà người thân quen ở quận, phường mà có trường định xin cho con học để được nhập khẩu vào đó. Nhiều phụ huynh còn lo việc này trước cả 3 năm cho chắc. Nhiều phụ huynh lại đi theo con đường “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” trở thành mạnh thường quân, tài trợ cho trường bàn ghế, lát sân, xây hàng rào, bồn hoa, cây cảnh, hoặc tài trợ cho hiệu trưởng, hiệu phó một chuyến du lịch nước ngoài thông qua đại diện ban phụ huynh hoặc giáo viên của trường. Khi sổ vàng nhà trường có tên, thì việc xin học trái tuyến cho con hoặc cháu quá thuận lợi. Một cách xin trường trái tuyến khác phổ biến nhất hiện nay vẫn là thông qua các mối quan hệ với UBND quận, phường, phòng giáo dục, sở giáo dục, công an phường... sở tại.

Qua câu chuyện của những người chạy trường trái tuyến cho con có thể thấy, giá cả của những cuộc “chạy” đua vào các trường đầu cấp và trái tuyến cũng dao động theo từng năm, từng trường, từng lớp và từng đầu mối và theo sự cần thiết của mỗi gia đình hay đánh giá của cá nhân về môi trường, chất lượng giáo dục của các ngôi trường đó. Với những trường có “thương hiệu”, có môi trường học tập thân thiện, chất lượng giáo dục tốt có cha mẹ học sinh đã phải “móc” hầu bao tới 2-3.000USD, với các trường top dưới thì giá cũng “mềm” hơn, từ 300- 1.000USD.
    
Chọn trường đi liền chọn lớp

Hiển nhiên, trong suy nghĩ của nhiều cha mẹ học sinh ngày nay thì việc chạy trường phải đi liền với chạy lớp bởi dù trường có tốt thì vẫn phải có cô giỏi, cô bình thường. Vào được trường tốt mà lớp không chọn thì cũng là vô nghĩa. Hơn nữa, những năm đầu cấp khá quan trọng với học sinh, thế nên quan trọng là phải chọn được cả cô tốt.

Không quá 35 học sinh/lớp đang là mơ ước của nhiều trường học và phụ huynh Ảnh: Văn Lê
Không quá 35 học sinh/lớp đang là mơ ước của nhiều trường học và phụ huynh  
Ảnh: Văn Lê

Khi phụ huynh tìm hiểu thông tin về một trường nào đó cho con học cũng đồng thời phải tìm hiểu về cô giáo. Một phụ huynh có con vào lớp 1 trường K sau một quá trình tìm hiểu đã đúc rút: cô T là khối trưởng dạy tốt, nghiêm khắc nhưng hay phải đi họp hành trao đổi chuyên môn, cô B dạy tốt, độ nghiêm khắc vừa phải, không già nên gần gũi hơn với học sinh, Cô C xinh đẹp, dạy cũng tốt, dễ gần nhưng hiền quá học sinh sẽ không sợ...

Có thể thấy, nhiều hiệu trưởng các trường có tiếng, giáo viên chuyên khối 1, khối 6 hay cán bộ quản lý phòng, sở... vào những mùa chuẩn bị xin học luôn trong tình trạng “tò tí te” không liên lạc được, hoặc không nhấc máy. Các cô thì sợ phụ huynh gọi điện, xin địa chỉ nhà cửa cho học sinh học trước, hay nhờ cô xin vào lớp cô dạy khi học chính thức. Còn với các hiệu trưởng, mỗi năm học mới lại thêm những sức ép vô hình bởi ai cũng hiểu, hiệu trưởng là người quyết định được tất cả từ việc nhận vào trường đến cho vào lớp. Hiệu trưởng một trường “hot” có tiếng tại Hà Nội nói rằng, mỗi mùa chuẩn bị cho năm học mới chị phải thường xuyên thay đổi số điện thoại di động, thậm chí phải nhờ bảo vệ nói dối mình đang đi du lịch, đi công tác... Có hiệu trưởng, để tránh phải từ chối, tiếp chuyện xin học quá nhiều buộc phải “lánh” sang ngồi ở một phòng làm việc khác khi tới trường.

Hệ lụy trái tuyến

Điều trước tiên có thể nhìn thấy trong hàng loạt những hệ lụy của việc chạy trường trái tuyến đó là các phụ huynh học sinh phải mất một khoản tiền không nhỏ. Càng vào những trường được cho là “điểm” thì số tiền càng nhiều. Hơn thế, nếu thông qua các đầu mối lừa đảo thì “tiền mất tật mang”.

Hệ lụy từ trái tuyến đã và đang dẫn tới tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”. Có trường năm nào học sinh cũng quá tải, mỗi lớp lên tới 50- 60 học sinh, có trường thì không có đủ học sinh để tuyển. Từ đó khoảng cách giữa “trường làng” và “trường điểm” cũng  ngày càng xa...

Không những thế, việc chờ đợi trái tuyến không chỉ gây sức ép cho các trường mà ngay cả bản thân phụ huynh cũng chịu áp lực, dẫn tới sức khỏe giảm sút, lo lắng, thất vọng khi kết quả không như ý. Ngoài ra, việc cho con làm thủ tục nhập học tạm thời để đối phó, chờ kết quả trái tuyến cũng tác động lớn đến tâm lý của bé, vì lúc nào cũng phải sống chung với tâm thế “chạy” của bố mẹ. Trước khi bước vào một môi trường học tập mới, học sinh cần một quá trình để ổn định tâm lý, được làm quen tìm hiểu với môi trường mới thay vì lo lắng, phập phồng chờ đợi. Do đột ngột, phải làm quen với môi trường cũng có thể đẩy trẻ tới việc khó hòa đồng và thích nghi với môi trường mới, từ đó có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.

Hệ lụy từ trái tuyến đã và đang dẫn tới tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”. Có trường năm nào học sinh cũng quá tải, mỗi lớp lên tới 50- 60 học sinh, có trường thì không có đủ học sinh để tuyển. Từ đó khoảng cách giữa “trường làng” và “trường điểm” cũng  ngày càng xa... 

 Linh Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.