Trải nghiệm 'Huyền thoại tuổi thanh xuân' tại bảo tàng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mỗi tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, chương trình trải nghiệm 'Huyền thoại tuổi thanh xuân' đón khách tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).

Ảnh: BTC
Ảnh: BTC

Mỗi tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, chương trình trải nghiệm “Huyền thoại tuổi thanh xuân” đón khách tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Đây là dịp khán giả được “gặp” 10 nữ liệt sĩ Ngã ba Đồng Lộc, những người hiến dâng tuổi trẻ, ước mơ cho nền độc lập, hòa bình của quê hương, đất nước.

Đó là, các thanh niên xung phong: Tần, Cúc, Hợi, Rạng, Xanh, Nhỏ, Hà, Hường, Nguyễn Thị Xuân, Dương Thị Xuân được 10 diễn viên tuổi 17 – 24 (đúng độ tuổi khi 10 cô gái Đồng Lộc hy sinh) hóa thân.

Ảnh: BTC.

Ảnh: BTC.

Trong 60 phút, bên cạnh việc tái hiện lát cắt chiến đấu dũng cảm, các diễn viên còn đem lại những khoảnh khắc đời thường bình dị mà xúc động của các nữ liệt sĩ.

“Huyền thoại tuổi thanh xuân” là chương trình kỷ niệm 55 năm chiến thắng Đồng Lộc và tưởng niệm 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (1968 - 2023) do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với tác giả kịch bản, đạo diễn Lê Quý Dương thực hiện. Từ việc kể câu chuyện về những “đóa hoa bất tử” này, ban tổ chức mong muốn truyền đến công chúng thông điệp mạnh mẽ về tinh thần “sống một đời đáng sống”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.