Trải lòng của người xe ôm muốn cưới cô gái thất lạc gia đình 16 năm ở Kiên Giang làm vợ

Ban đầu nhiều người "cáp mối", làm mai cho ông Sơn với chị Pa, cô gái thất lạc gia đình 16 năm, thành vợ thành chồng. Lúc đó, ông cũng phấn khởi, cứ tưởng duyên nợ giữa ông và chị Pa là do ông trời sắp đặt.

Chị Pa giúp cha cho tôm ăn. Ảnh: Trần Thanh Phong.
Chị Pa giúp cha cho tôm ăn. Ảnh: Trần Thanh Phong.
Ông xe ôm từng chở cô gái Sơn Thị Chằm Pa từ Rạch Giá (Kiên Giang) qua Long Xuyên (An Giang) đến Ô Môn (Cần Thơ), rồi xuống tận Cà Mau, để tìm nhà cho cô gái thất lạc gia đình 16 năm.
Ông cũng nói thiệt lòng là có ý chờ chị Pa hồi phục tinh thần, sẽ ngỏ lời hỏi cưới chị Pa.

Tưởng duyên nợ ai dè là "cục nợ"

Ông Chung Hồng Sơn (46 tuổi, hành nghề xe ôm, ở khu phố Nam Cao, P.Vĩnh Quang, TP.Rạch Giá, Kiên Giang), cho biết ông gặp chị Sơn Thị Chằm Pa là tình cờ. Ban đầu ông nghĩ là do duyên nợ, nhưng hóa ra là... “cục nợ”.

Theo ông Sơn, trước Tết Nguyên đán năm 2019, ông Pha, người bán vé tại Bến tàu Phú Quốc (Kiên Giang) tình cờ phát hiện chị Pa đi lang thang ở bến tàu có biểu hiện khù khờ, không nói chuyện gì với ai.

Sau đó, ông Pha chở chị Pa ra Bến xe Rạch Sỏi (Rạch Giá, Kiên Giang) để chị tìm xe về nhà nhưng chị Pa không biết nhà ở đâu.

Ông Pha chở chị Pa quay lại thuê phòng trọ, ở gần bến tàu cho chị Pa ở tạm. Tại đây, anh Tuấn (ngư dân hành nghề đi biển) ở gần phòng trọ phát hiện chị Pa suốt ngày chỉ ăn rồi ngủ trong phòng trọ, không đi đâu và cũng không nói chuyện với ai.

Sau Tết Nguyên đán, anh Tuấn đi biển nên đưa chị Pa qua nhà ông Sơn nhờ chăm sóc và hỏi thăm chị ở đâu để đưa về đoàn tụ gia đình. Chị Pa ở nhà ông Sơn hơn 7 tháng trời.

Ông xe ôm trải lòng về cô gái thất lạc gia đình 16 năm: Ngỡ duyên nợ - ảnh 1

Người thân để thăm hỏi, chung vui cùng gia đình chị Pa. Ảnh: Trần Thanh Phong

Ông Sơn cho biết cha mẹ ông mất đã lâu, gia đình có 4 chị em đều đã lập gia đình, có nhà ở riêng. Riêng ông chưa lập gia đình, chỉ ở một mình. Ban đầu nhiều người “cáp mối”, làm mai cho ông với chị Pa thành vợ chồng. Lúc đó, ông cũng phấn khởi, cứ tưởng duyên nợ giữa ông và chị Pa do ông trời sắp đặt.

Ông Sơn hy vọng sau thời gian chăm sóc, chị Pa sẽ bình phục, ổn định tinh thần khi đó ông sẽ ngỏ lời hỏi chị Pa làm vợ. Còn nếu chị Pa muốn tìm về gia đình thì ông sẵn sàng giúp đỡ. Tuy nhiên, theo ông Sơn, sau một thời gian dài chị Pa ở nhà mình, ông Sơn bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Ông Sơn kể suốt nhiều tháng ở nhà ông, chị Pa không làm gì, nhớ nhớ, quên quên. Hằng ngày chị muốn ăn gì, uống gì ông cũng đi mua, nếu mua không đúng đồ ăn thì... Pa sẽ giận, không thèm ăn.

Ông Sơn cũng cho biết thêm, khi vui thì chị Pa nấu cơm cho ông ăn còn không thì đi ngủ, không nói chuyện, không tiếp xúc với ai. Ông Sơn nói ông "phục vụ" chị Pa tất tần tật. Chị Pa thường giận ông Sơn, có lần giận bỏ lên gác ở từ 2 - 3 ngày, ông phải năn nỉ mới chịu xuống ăn cơm.

Rong ruổi tìm nhà cho "cục nợ"

Tuy nhiên, theo ông Sơn, mỗi lần hỏi thăm về gia đình thì chị Pa rưng rưng nước mắt. Có lần ông hứa 3 - 4 ngày nữa, sau khi sắp xếp công chuyện gia đình, ông sẽ đưa chị Pa đi tìm người thân. Đến ngày hẹn không thấy ông Sơn đưa đi, chị Pa lại phát khóc rồi dùng 2 tay đập liên tiếp vào đầu.

Thương hoàn cảnh thất lạc nhiều năm của chị Pa, ông Sơn dành dụm được 800.000 đồng rồi lặn lội đưa chị Pa đi tìm người thân.

Ông xe ôm trải lòng về cô gái thất lạc gia đình 16 năm: Ngỡ duyên nợ - ảnh 2

Ông Chung Hồng Sơn trước căn nhà của mình. Ảnh do ông Sơn cung cấp.

Theo ông Sơn, từ những thông tin mà chị Pa kể là nhà ở Bạc Liêu, trước nhà có sông, một bên trồng lúa, một bên nuôi tôm, gần nhà có chùa Khmer…

Rạng sáng 24/8, ông Sơn bắt đầu đi từ Rạch Giá qua Long Xuyên (An Giang) rồi đến Ô Môn (Cần Thơ). Tiếp tục chạy theo tuyến Quốc lộ 1 xuống Sóc Trăng, Bạc Liêu, rồi xuống tận Cà Mau.

Trên hành trình này, ông ghé các điểm có chùa Khmer, các xã có bên trồng lúa, bên nuôi tôm… như: Thị trấn Hòa Bình, xã Vĩnh Thịnh (H.Hòa Bình); xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu); Hộ Phòng, TX.Giá Rai; Lai Hòa, TX.Vĩnh Châu (Sóc Trăng… Mục đích là để cho chị Pa nhận diện quê nhà của mình.

Đồng thời, ông Sơn còn trình báo cho Công an tỉnh Bạc Liêu để nhờ xác minh, tìm tung tích gia đình chị Pa.

Sau một ngày rong ruổi khắp vùng quê nhưng không có thông tin gì về gia đình chị Pa, ngày 26.8, ông Sơn chủ động tìm gặp PV Thanh Niên để cung cấp thông tin, nhờ thông tin về hoàn cảnh của chị Pa bị thất lạc đang tìm người thân.

Chính nhờ thông tin từ Báo Thanh Niên, gia đình chị Pa đã nhận ra cô con gái thất lạc 16 năm qua và liên lạc nhờ PV hỗ trợ đưa chị về đoàn tụ với gia đình.

Tìm thấy sự bình an

Sáng 27.8, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau một ngày về đoàn tụ với gia đình sau 16 năm thất lạc, tinh thần của chị Sơn Thị Chằm Pa (30 tuổi, người dân tộc Khmer, ở ấp Rạch Sên, xã Thạnh Phú, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đã thay đổi hoàn toàn.

Trước đó, chị Pa không nói chuyện với ai, chỉ ngồi một chỗ nhưng hôm nay chị Pa rất hay cười, vui vẻ trò chuyện với nhiều người xung quanh.

Chị Pa còn giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, giặc quần áo, phụ cha cho tôm ăn và chủ động đi thăm bà con hàng xóm gần nhà. Chị Pa cũng dẫn hồi phục một phần trí nhớ của mình sau nhiều năm thất lạc.

Ông xe ôm trải lòng về cô gái thất lạc gia đình 16 năm: Ngỡ duyên nợ - ảnh 3

Chị Pa tự giặt quần áo sau một ngày về đoàn tụ với gia đình. Ảnh: Trần Thanh Phong.

Trò chuyện với PV Thanh Niên, chị Pa cho biết chị nhớ rất rõ lúc đó chị đang học lớp 4, một hôm đi học về thì xe đạp bất ngờ bị đứt dây sên. Sợ bị cha mẹ la, đánh đòn nên khi về đến gần nhà, chị Pa bỏ xe ngoài bờ đê, lén vào nhà lấy quần áo rồi bỏ nhà đi.

Chị cũng nhớ cha tên Út, mẹ tên Xuân, gia đình có 5 chị em. Ở gần nhà, một bên nuôi tôm, một bên trồng lúa, có chùa Khmer… Tuy nhiên, nhiều năm dài sau đó sống ở đâu, làm gì thì chị Pa hoàn toàn không nhớ.

Chị Pa chỉ nhớ gần đây có người bạn rủ đi làm ở một quán karaoke tại Phú Quốc, làm được mấy tháng nhưng không có lương, chỉ nhờ tiền boa của khách.

Ông xe ôm trải lòng về cô gái thất lạc gia đình 16 năm: Ngỡ duyên nợ - ảnh 4

Chị Pa giặt quần áo phụ giúp mẹ. Ảnh: Trần Thanh Phong.

Ông Sơn Sanh (59 tuổi, thường gọi là Út, cha ruột chị Pa) cho biết hai ngày qua hay tin con gái bị thất lạc về đoàn tụ với gia đình đã có hàng trăm lượt người đến chung vui. Gia đình đã làm thịt 3 con vịt, mua nhiều ký thịt heo để đãi bà con hàng xóm.

Con gái thất lạc nhiều năm, gia đình tưởng đã chết từ lâu, đã lập bàn thờ nay đột ngột về đoàn tụ với nhà gia đình nên ông mừng không nói nên lời.

Ông xe ôm trải lòng về cô gái thất lạc gia đình 16 năm: Ngỡ duyên nợ - ảnh 5

Theo Thanhnien.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.