Trái đất vừa bắt sống Mặt trăng thứ 2

Paul Chodas, giám đốc về nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất của NASA cho biết 2016 HO3 vốn là một vật thể cũng bay quanh Mặt trời như Trái Đất.

Trái đất vừa bắt sống Mặt trăng thứ 2
Trai dat vua bat song Mat trang thu 2 - Anh 1

 Nhưng trong hành trình rong chơi của các thiên thể, nó đã bị Trái Đất thu hút bằng lực hấp dẫn và bị khóa trong ảnh hưởng của trọng trường của Trái Đất. Điều đó có nghĩa là nó cũng bay quanh Trái Đất như Mặt Trăng.

Nếu coi quan hệ giữa hành tinh và các vệ tinh trong hệ Mặt trời theo dạng hôn phối thì Trái Đất được biết như một anh chàng thủy chung, tức là tuân theo đúng chế độ 1 vợ - 1 chồng cùng Mặt trăng.

Trái đất hoàn toàn khác với các hành tinh khác như Sao Kim, Sao Thủy chọn cuộc sống FA (lẻ loi, không có vệ tinh nào). Trái đất cũng không đa tình như đại gia Sao Mộc, Sao Thổ hay hai gã lạnh lùng Thiên vương tinh, Hải vương Tinh – những kẻ có hàng chục vệ tinh, thậm chí cả những vành đai thiên thể bao quanh. Ngay cả Sao Hỏa nhỏ bé và khô cằn cũng có đến 2 mặt trăng dù Phobos và Deimos không được xinh đẹp và duyên dáng như Chị Hằng của chúng ta.

Nhưng lúc này, Trái Đất có vẻ bắt đầu đa tình và thích của lạ thay vì chỉ thủy chung với chị Hằng. NASA vừa cho biết Trái đất vừa mới tóm được một vật thể lạ làm mặt trăng thứ 2 và được các nhà thiên văn gọi là 2016 HO3. Vật thể này được phát hiện cuối tháng 4 và mới được tính toán quỹ đạo để xác nhận là một mặt trăng.

Paul Chodas, giám đốc về nghiên cứu các vật thể gần Trái đất của NASA cho biết 2016 HO3 vốn là một vật thể cũng bay quanh Mặt trời như Trái Đất. Nhưng trong hành trình rong chơi của các thiên thể, nó đã bị Trái Đất thu hút bằng lực hấp dẫn và bị khóa trong ảnh hưởng của trọng trường của Trái Đất. Điều đó có nghĩa là nó cũng bay quanh Trái Đất như Mặt Trăng.

Các bạn đừng gắng dùng kính thiên văn nghiệp dư để tìm hiểu cô bồ nhí mới của Trái Đất. Mối quan hệ ngoài luồng này có vẻ bí ẩn và cô bồ này không muốn xuất hiện đường đường chính chính như Mặt Trăng. Nhưng nếu có kính thiên văn hiện đại thì bạn có thể nhìn thấy 2016 HO3 và sẽ sớm thất vọng.

2016 HO3 không hề lộng lẫy và tròn trịa như Mặt Trăng. NASA nói rằng kích thước của nó chỉ khoảng hơn 36 mét và không lớn hơn 120 mét, quá nhỏ so với Mặt Trăng có đường kính đến hơn 3000 cây số.

Không những vậy, 2016 HO3 chọn một cuộc sống xa Trái Đất theo đúng kiểu một bồ nhí, với quỹ đạo cách xa Trái Đất khoảng từ 38 đến 100 lần so với Mặt trăng (khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng khoảng 400.000 km).

Các nhà thiên văn cũng dự đoán mối quan hệ bồ bịch giữa Trái Đất vào 2016 HO3 sẽ không lâu dài hàng tỉ năm như với Mặt Trăng. 2016 HO3 sẽ chỉ quay quanh Trái đất trong khoảng 1 thế kỷ, cái chớp mắt trong đời sống vũ trụ. Sau đó, do các tác động phức tạp giữa lực hút và quỹ đạo, nó sẽ rời khỏi ảnh hưởng của Trái Đất để tiếp tục bay quanh Mặt Trời.

2016 HO3 cũng không phải là vật thể duy nhất được xem như Mặt trăng thứ 2 của Trái đất. 3753 Cruithne với kích thước 5 km cũng từng được các nhà thiên văn rất quan tâm nhưng hiện nó vẫn đỏng đảnh trong việc lựa chọn mối quan hệ giữa lực hấp dẫn của Trái Đất và Mặt Trời chứ không quyết bám đuôi Trái Đất 100 năm như 2016 HO3.

Cuối cùng thì tin Trái đất bắt được Mặt Trăng thứ 2 cũng không ảnh hưởng lắm đến việc ngắm bầu trời vào mỗi đêm của chúng ta. Chỉ có chăng là chúng ta biết gã Trái Đất tuy thủy chung với Mặt trăng nhưng vẫn sẵn sàng thu hút các cô bồ nhí khác lang thang ngoài vũ trụ. Cuộc sống vũ trụ cũng phức tạp như cuộc sống muôn màu trong xã hội loài người.

Anh Tú

Một thế giới

Theo TT&CL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.