(GD&TĐ) – Trái đất từng có tới 2 Mặt trăng, một Mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm ngày nay và một Mặt trăng nhỏ hơn – các nhà khoa học vừa đưa ra giả thuyết này.
Một vụ va chạm giữa 2 Mặt trăng được cho là nguyên nhân tạo nên những vùng cao nguyên đồi núi tại một phía của mặt trăng, do những mảnh vỡ của mặt trăng thứ 2 nhỏ hơn tạo nên.
Trước vụ va chạm: Trái đất đã có thể có tới 2 Mặt trăng |
Phía Mặt trăng hướng về Trái đất và mặt kia các nhau rất nhiều về địa hình. Trong khi một bên thì khá thấp, bằng phẳng, trong khi phía xa kia thì cao, nhiều đồi núi và có vỏ cứng hơn.
Các nhà khoa học đã đề xuất một số giả thuyết khác nhau để giải thích về sự thiếu đối xứng trên. Một ý tưởng được đưa ra là lực thủy triều đã định hình lại vỏ Mặt trăng và khiến cho nó có hình dạng như vậy.
Tuy nhiên, giả thuyết mới lại cho rằng một vật thể cỡ bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái đất trong lịch sử của Hệ Mặt trời, tung ra những mảnh vỡ mà sau này đã hút lại với nhau để hình thành nên Mặt trăng.
Khoảnh khắc va chạm: Các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng lớn đã thu hút những chất phóng ra từ "em" của mình |
Theo giả thuyết về Mặt trăng “thứ 2” thì Mặt trăng này được cho là đã tạo ra bởi một tác động mạnh mẽ và vẫn nằm trong quỹ đạo hàng chục triệu năm.
Hai mặt trăng va vào nhau khá chậm, theo giả thuyết mô tả trên tạp chí Nature. Ảnh hưởng của vận tốc thấp không tạo ra những chiếc hố hay gây ra nhiều sự tan chảy. Thay vào đó, hầu hết những phần va chạm đã chất đống lên, tạo thành một lớp vỏ dày trên Mặt trăng to.
Phương Hà (Theo Daily Mail)