Bernard Wood - Chuyên gia Đại học Oxford - cho biết Trái Đất vốn được cho là hình thành từ các mảnh thiên thạch nhỏ. Đây là lý thuyết tương đối hợp lý với những kết quả nghiên cứu trước đó, nhưng không hoàn hảo vì nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp, đặc biệt là nguồn năng lượng tạo ra từ trường Trái Đất.
Để tạo ra từ trường của Trái Đất, yếu tố cần có là các chất phóng xạ như potassium, thorium hoặc uranium nằm trong lõi sắt lỏng của hành tinh.
Tuy nhiên, những nguyên tố này bị oxy hấp dẫn và kết hợp với oxy để tạo ra oxit, trong khi oxit lại rất nhẹ và có xu hướng di chuyển ra gần vỏ Trái Đất.
Vì vậy chúng sẽ không thể ở lại trong lõi. Nguyên tố cũng tránh tiếp xúc với sắt, nên không có cách nào giữ đủ lượng chất phóng xạ trong lõi Trái Đất để cung cấp năng lượng cho "tấm khiên" từ trường.
Wood và đồng nghiệp Anke Wohlers nhận ra rằng nếu có một nguồn sulfide khử trong lõi kim loại, các nguyên tố phóng xạ không ưa sắt có thể cùng tồn tại với kim loại.
Theo Sydney Morning Herald, khi sử dụng mô hình máy tính tái tạo những điều kiện trên họ nhận thấy uranium phân rã mạnh mẽ thành kim loại giàu lưu huỳnh trong điều kiện nghèo oxy.
Các nhà khoa học cho rằng lượng sulfide này đến từ một thiên thể có cấu tạo tương đối giống Sao Thủy, giàu lưu huỳnh và rất nghèo oxy.
Họ nhận định rằng thủa sơ khai, Trái Đất đã "nuốt" một hành tinh có cấu tạo giống sao Thủy và kích thước tương đương sao Hỏa. Lượng sulfide này đến từ một hành tinh có cấu tạo tương đối giống Sao Thủy, giàu lưu huỳnh của hành tinh này đã giữ uranium trong lõi và cung cấp năng lượng cho từ trường khoảng 3,5 tỷ năm.