Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ 'rút ruột' tiền tỷ của Vinalines và MMS

GD&TĐ - TAND TP Hà Nội vừa mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo liên quan vụ 'rút ruột' hơn 12 tỷ đồng của Vinalines và MMS.

Các bị cáo có liên quan đến vụ án bị đưa ra xét xử.

Các bị cáo có liên quan đến vụ án bị đưa ra xét xử.

Các bị cáo bị xét xử gồm: Nguyễn Quang Ngữ (SN 1957, cựu Giám đốc Công ty xuất khẩu lao động Hàng Hải - MMS); Phạm Thế Tài (SN 1975, cựu Phó Trưởng phòng Tài chính kế toán, MMS) và Nguyễn Thị Tươi (SN 1979, cựu Phó Giám đốc, kiêm Trưởng Văn phòng Hà Nội thuộc MMS).

Các bị cáo trên cùng bị đưa ra xét xử về tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356, Khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Nội dung cáo trạng thể hiện, MMS trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Tháng 9/2021, Nguyễn Quang Ngữ được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc MMS.

Cùng với đó, Tổng Giám đốc Vinalines ủy quyền cho MMS thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Từ tháng 6/2014 - tháng 3/2017, MMS đã thu tổng 17 tỷ đồng để đưa 539 thực tập sinh sang lao động tại Nhật Bản với mức 1.500 USD/người. Tuy nhiên, trên thực tế, MMS chỉ thu về 400 USD/người, số tiền còn lại do Văn phòng Hà Nội sử dụng.

Theo quy định, chi phí vé máy bay khứ hồi cho thực tập sinh tới Nhật Bản và trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng do phía tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản chi trả.

Mặc dù biết rõ MMS không phải chi trả tiền vé máy bay cho thực tập sinh đi lao động tại Nhật Bản, nhưng để hợp thức hóa số tiền 1.100 USD/người, bị cáo Ngữ đã thống nhất với Phạm Thế Tài, Nguyễn Thị Tươi đưa chi phí vé máy bay cho thực tập sinh với số tiền hơn 5 tỷ đồng vào hạch toán trên hệ thống sổ sách kế toán của MMS.

Các bị cáo Ngữ, Tài, Tươi bị cáo buộc đã thu tiền của 1.129 thực tập sinh với tổng số hơn 23 tỷ đồng. MMS đã hạch toán trên hệ thống sổ sách kế toán số tiền trên và xác định Văn phòng Hà Nội đã nộp về MMS hơn 17 tỷ đồng, còn lại chưa nộp hơn 5,3 tỷ đồng. Người đứng đầu Văn phòng Hà Nội là bà Tươi được xác định phải chịu trách nhiệm về số tiền này.

Sau khi xem xét, HĐXX TAND Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để làm rõ động cơ mục đích của các bị cáo về việc lập hợp đồng khống và cho rằng cần xác định việc này có gây thiệt hại không.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

IVES hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn và Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) phối hợp tổ chức chương trình 'Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Khối 10'.