TPHCM xử phạt người không đeo khẩu trang 300 nghìn đồng: Chưa đủ răn đe

TPHCM xử phạt người không đeo khẩu trang 300 nghìn đồng: Chưa đủ răn đe

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết những ngày gần đây số người bị xử phạt đang tăng lên. Nó chứng tỏ xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan trong nhân dân với các biện pháp phòng dịch Covid-19. Trong vòng 18 ngày (từ 28/3 đến 15/4) TPHCM đã ra quyết định xử phạt 4.360 trường hợp vi phạm này với tổng số tiền phạt khoảng 868 triệu đồng. Khi thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, số ca nhiễm mới Covid-19 của TPHCM giảm mạnh (88%). Trong 15 ngày, TPHCM chỉ ghi nhận 5 ca nhiễm mới. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của các biện pháp giãn cách xã hội là rất lớn.

Về kiến nghị gia tăng mức phạt, đại diện Văn phòng UBND cho biết, TPHCM đang áp dụng mức phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng theo điểm a, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế. Mức phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

“Tuy nhiên, mức phạt này hiện chưa có tính răn đe cao khi thời gian qua người dân vi phạm lỗi trên tăng nhanh. Vì vậy, TPHCM mới đề xuất Chính phủ cho phép gia tăng mức phạt theo khung xử phạt cao hơn cho hành vi trên trong Điều 11 của Nghị định số 176/NĐ-CP” – vị này nói.

Theo Luật sư Lê Bá Thường - Đoàn Luật sư TPHCM, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là hành vi bị nghiêm cấm.

“Theo quy định tại Điều 89, 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có nêu thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đeo khẩu trang thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra Y tế. Do đó, cá nhân tôi nghĩ khả năng TPHCM sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép TPHCM được gia tăng mức xử phạt người không đeo khẩu trang y tế tại nơi công cộng theo lỗi hành vi tăng nặng quy định tại Điều 11, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Khung xử phạt mức cao hơn ngay sau mức 300.000 đồng hiện quy định rõ: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng với một trong các hành vi: che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch” – Luật sư Lê Bá Thường chia sẻ.

Thực tế, tại Điều 240, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn chỉ rõ người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. 

Tại buổi giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Ban chỉ đạo thống nhất, bổ sung cho phép các địa phương trích xuất camera để xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để người dân ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.