Hai cuộc thi nằm trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong học đường của Sở KH&CN TPHCM nhằm đẩy mạnh phong trào học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh (HS) và giáo viên (GV). Sự kiện thu hút hơn hơn 500 HS và GV trên địa bàn thành phố tham dự.
Theo ban tổ chức, cuộc thi “Thiết kế sáng tạo bài giảng theo phương pháp STEM” dành cho GV các trường phổ thông và những nhóm, cá nhân có quan tâm đến hoạt động giáo dục và ứng dụng KH&CN vào sự nghiệp giáo dục.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy việc đổi mới hình thức tổ chức lớp học để tăng cường tính ứng dụng thực hành và sáng tạo cho HS; tạo đòn bẩy các trường thành lập CLB đổi mới sáng tạo; tạo cơ hội cho các GV thực hành, tiếp cận và chia sẻ kiến thức, sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục.
GV dự thi sẽ thiết kế bài giảng theo phương pháp giáo dục STEM với thời lượng dạy từ 90-120 phút. Đáp án phải đảm bảo có được ít nhất 2 trong 4 yếu tố của STEM là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Với 55 bài dự thi từ 32 trường, ban tổ chức đã xét chọn 20 đội xuất sắc nhất vào vòng thi chung kết.
Ở cuộc thi “Em vui sáng tạo” vòng chung kết có 4 nội dung riêng biệt dành cho HS khối cấp 1 và cấp 2,3: Computer Science (khoa học máy tính), STEM Data Science (khoa học dữ liệu), STEM Hackathon (Thiết kế mô hình) và nội dung STEM Robotics dành cho khối cấp 1 và cấp 2,3.
Mỗi nội dung có 15 nhóm, riêng nội dung STEM Robotics cấp 2,3 có 37 đội thi đấu thành 2 vòng để chọn ra đội xuất sắc nhất. Ở cuộc thi này, số trường đăng ký tham gia là 55 trường với 226 đội. Đây là cuộc thi dành cho các em HS đam mê khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thích lập trình, say mê sáng tạo.
Cuộc thi đã tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em HS cũng như giúp các em có cơ hội thực nghiệm những kiến thức về đổi mới sáng tạo đã học được.
GV Nguyễn Thị Thu Hường đến từ trường Quốc tế Tây Úc đang thuyết trình với ban giám khảo về sản phẩm “Đèn học thông minh S-LIGHL”, chung cuộc sản phẩm đạt giải Ba của cuộc thi sáng tạo công cụ giảng dậy STEM. |
Trong khuôn khổ sự kiện, còn có rất nhiều hoạt động được tổ chức như trình diễn robotics, các gian hàng trò chơi sáng tạo bổ ích và vui nhộn...
Chung cuộc, ban tổ chức đã trao giải Nhất ở bài thi Sáng tạo công cụ giảng dạy STEM với nội dung sản phẩm: “Hệ thống trồng rau thông minh bằng Smartphone” của GV Nguyễn Thị Hương đến từ Trường Tư thục Ngô Thời Nhiệm TPHCM. Ngoài ra ban tổ chức đã trao 2 giải Nhì; 2 giải Ba và 2 giải Khuyến khích cho các tác giả xuất sắc trong cuộc thi...
Cuộc thi “Em vui sáng tạo” ở phần thi nội dung STEM Hackathon (Thiết kế mô hình), ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội IoT 11 gồm 3 HS, Bùi Minh Phúc, Lý Kim Bảo và Bùi Hải Nam đến từ trường THSC Nguyễn Văn Tố - Quân 10 TPHCM với sản phẩm sáng tạo “Mô hình hồ cá thông minh”. Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 2 giải Nhì; 2 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Ở phần thi nội dung Computer Science (khoa học máy tính), ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của giải Nhất thuộc về đội CS11 gồm HS Phạm Cao Hoàng Quân và Nguyễn Trần Anh Khôi với ý tưởng “ Giá phơi đồ thông minh”; 2 giải Nhì thuộc về đội CS7 với ý tưởng “Hệ thống đèn thông minh” và CS9 với ý tưởng “ Robot giúp việc” đều là HS đến từ trường THCS Võ Trường Toản; 2 giải Ba thuộc về đội CS5 của HS, trường TH Hoàng Văn Thụ với ý tưởng “Máy dịch chuyển thông minh” và đội CS8 của HS. trường Quốc tế Tây Úc với ý tưởng “HCM smart city”’ Và 2 giải Khuyến khích thuộc về đội CS13 và CS2.
Ở phần thi nội dung STEM Robotics, ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của giải Nhất thuộc về đội RB 32 gồm HS La Gia Bảo và Nguyễn Đông Triều đến từ trường THCS- THPT Lương Thế Vinh TPHCM; 2 giải Nhì thuộc về đội RB 39 và đội RB 17; 2 giải Ba thuộc về đội RB 1 và đội RB 29; và 2 giải Khuyến khích thuộc về đội RB 8 và RB12…