TPHCM trả lương tối đa 120 triệu đồng/tháng để thu hút chuyên gia giỏi

GD&TĐ - HĐND TPHCM thông qua tờ trình nghị quyết về ưu đãi tiền lương, tiền công với các chuyên gia giỏi của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Kỳ họp thứ 12, HĐND TPHCM khóa X. (Ảnh: Thành Nhân)
Kỳ họp thứ 12, HĐND TPHCM khóa X. (Ảnh: Thành Nhân)

Ngày 11/11, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 12 (kỳ họp chuyên đề).

HĐND TPHCM đã thông qua tờ trình Nghị quyết quy định tiêu chí, đối tượng, điều kiện được hưởng ưu đãi tiền lương, tiền công, chế độ phúc lợi và chính sách ưu đãi khác đối với các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập và thù lao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Đây là một trong những chính sách được cụ thể hóa từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98).

Người đứng đầu trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập do UBND TPHCM thành lập sẽ nhận các mức lương theo tháng, gồm mức 1: 60 triệu đồng; mức 2: 80 triệu đồng; mức 3: 100 triệu đồng; mức 4: 120 triệu đồng.

Mức lương của cấp phó người đứng đầu, lần lượt theo các mức là: 50 triệu đồng; 65 triệu đồng; 85 triệu đồng và 100 triệu đồng.

Với các trưởng phòng, ban, phòng thí nghiệm, đơn vị trực thuộc, các mức lương là: 40 triệu đồng, 50 triệu đồng, 65 triệu đồng và 80 triệu đồng.

Các đại biểu tại kỳ họp của HĐND TPHCM sáng 11/11. (Ảnh: Thành Nhân)

Các đại biểu tại kỳ họp của HĐND TPHCM sáng 11/11. (Ảnh: Thành Nhân)

Để được hưởng mức lương cao nhất cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người hưởng ưu đãi phải có từ 12 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực theo quy định, đồng thời đáp ứng 1 trong 4 điều kiện sau:

Người hưởng mức lương ưu đãi từng chủ trì ít nhất 4 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc 8 nhiệm vụ cấp Bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu đạt trở lên.

Là tác giả chính của 8 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS.

Là tác giả của ít nhất 3 sáng chế hoặc 6 giải pháp hữu ích hoặc là tác giả của ít nhất 3 văn bằng bảo hộ về giống cây trồng; là tác giả của ít nhất 3 văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Hoặc từng triển khai 4 nghiên cứu phát triển, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.

Nghiên cứu viên tại Trường Đại học Công Thương TPHCM. (Ảnh: Mạnh Tùng)

Nghiên cứu viên tại Trường Đại học Công Thương TPHCM. (Ảnh: Mạnh Tùng)

Theo UBND TPHCM, chính sách tiền lương của khu vực công hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Mô hình thang, bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức đã áp dụng gần 20 năm nên không còn phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Vì vậy, cần xem xét, cải thiện và xây dựng chính sách mới phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả của chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học.

Vì vậy, cần xem xét, cải thiện và xây dựng chính sách mới phù hợp với thực tiễn, khắc phục những bất cập về chính sách tiền lương, đảm bảo mức thu nhập tương xứng với sức lao động, trí tuệ và năng lực.

Việc này cũng nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong giai đoạn thí điểm mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.