TPHCM tiếp nhận tài trợ cầu đi bộ qua sông Sài Gòn trị giá hơn 1.000 tỉ đồng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  TPHCM chính thức ký tiếp nhận tài trợ cầu đi bộ hơn 1.000 tỉ đồng từ Công ty Nutifood, dự kiến khởi công ngày 30/4/2025.

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. (Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam)
Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. (Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam)

Ngày 4/12, Sở GTVT TPHCM và Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ về việc xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.

Nutifood sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng dự án theo chủ trương, quy hoạch, phương án thiết kế thành phố đã phê duyệt.

Tổng kinh phí tài trợ ước tính khoảng hơn 1.000 tỉ đồng.

Công trình có chiều dài 500m. Vị trí chân cầu phía quận 1 là khu vực công viên bến Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ; phía TP Thủ Đức là công viên bờ sông và ngoài ranh khu A - phía Nam quảng trường trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được thiết kế hình chiếc lá dừa nước, một loại lá đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Ngoài việc phục vụ người đi bộ, cầu còn có làn đường dành cho người đi xe đạp và người khuyết tật. Cầu được thiết kế cho xe cứu thương có thể di chuyển trong những trường hợp khẩn cấp.

Lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn dưới sự chứng kiến của Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi. (Ảnh: HCM CityWeb)
Lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn dưới sự chứng kiến của Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi. (Ảnh: HCM CityWeb)

Tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển, lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ xác định, phải phát huy tất cả nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị.

Điều này hướng tới việc TPHCM trở thành đô thị phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm với đô thị lớn của đất nước và hội nhập thế giới.

Theo ông Phan Văn Mãi, việc xây cầu đi bộ nối liền đôi bờ sông Sài Gòn rất có ý nghĩa, không chỉ giúp thúc đẩy, đưa Thủ Thiêm thành trung tâm kinh tế - tài chính - dịch vụ mà còn tạo điểm nhấn về văn hóa, du lịch; giúp người dân và du khách phương xa có thêm một địa điểm đẹp mắt để đến đi dạo, thư giãn, vui chơi và thưởng thức vẻ đẹp của TPHCM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ