TPHCM: Sơ kết kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng thành phố học tập toàn cầu

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM vừa tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO”.

Ông Lê Hoài Nam phát biểu tại hội nghị.
Ông Lê Hoài Nam phát biểu tại hội nghị.

Ngày 30/10, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024-2030” ngành giáo dục và đào tạo năm 2024.

Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua công tác thông tin, truyền thông về việc TPHCM trở thành thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu được đẩy mạnh qua các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông nội dung xây dựng thành phố học tập toàn cầu trong các hội nghị, lớp tập huấn, cuộc họp giao ban, lồng ghép với việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cho công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Đến nay, có 16/22 UBND quận, huyện và TP Thủ Đức, 98 trường THPT, 8 trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đã thành lập Ban chỉ đạo công tác xây dựng thành phố học tập giai đoạn 2024 - 2030.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, với quy mô dân số lớn, TPHCM đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc hoàn thành các mục tiêu xây dựng thành phố học tập toàn cầu.

Theo ông Lê Hoài Nam, mỗi quận huyện và TP Thủ Đức cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng thành phố học tập, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện với những mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Theo đó, các phòng GD&ĐT quận huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị trường học tập trung công tác tuyên truyền, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện với những tiêu chí, chỉ số cụ thể; định kỳ sơ kết kết quả thực hiện 6 tháng/lần để rút kinh nghiệm, triển khai các giải pháp phù hợp thực tế.

“Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, đơn vị trường học, phòng GD&ĐT quận huyện và TP Thủ Đức có thể đề xuất Sở GD&-ĐT TPHCM phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị”, ông Lê Hoài Nam cho biết.

Được biết, từ đây đến cuối năm 2024 và trong năm 2025, Sở GD&ĐT TPHCM đặt mục tiêu trọng tâm là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng thành phố học tập.

Song song đó, toàn ngành phấn đấu thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, Phong trào thi đua “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” và Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.