TP.HCM quyết "phạt nguội" vi phạm giao thông

Với khoảng gần 10 triệu phương tiện ô tô, xe máy và tình hình vi phạm giao thông có chiều hướng gia tăng, TP.HCM quyết “phạt nguội” để góp phần đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông...

TP.HCM đã lắp đặt hàng ngàn camera khu vực công cộng để ghi nhận hình ảnh. Ảnh: Ngọc Dương
TP.HCM đã lắp đặt hàng ngàn camera khu vực công cộng để ghi nhận hình ảnh. Ảnh: Ngọc Dương
Ngày 26.10, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ở TP.
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể; Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng; Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cùng nhiều cơ quan T.Ư, sở ngành ở TP.HCM.

Tỷ lệ đóng phạt qua hình ảnh rất thấp

Tại hội nghị, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, báo cáo các kiến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm và trong quản lý điều hành giao thông, trong đó đáng chú ý là xử lý vi phạm qua hình ảnh.
CSGT tiến hành xử phạt người vi phạm giao thông ở TP.HCM ẢNH: ĐỘC LẬP

CSGT tiến hành xử phạt người vi phạm giao thông ở TP.HCM  ẢNH: Độc Lập

Theo ông Lâm, thời gian qua lực lượng CSGT của TP đã triển khai xử lý vi phạm qua hình ảnh đối với các lỗi như dừng đỗ xe sai quy định, vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, đi ngược chiều và không đúng phần đường, chạy xe vào giờ cấm, đường cấm... Tuy nhiên, nhiều trường hợp lái xe và chủ xe không chấp hành việc xử lý vi phạm dẫn đến hiệu quả xử lý còn thấp. Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP), tỷ lệ chấp hành chỉ đạt 20%.
Để nâng cao hiệu quả xử lý qua hình ảnh, UBND TP xây dựng dự thảo quy trình thí điểm xử phạt qua hình ảnh (xử phạt nguội) theo 6 bước: ghi hình ảnh vi phạm; trích xuất; lập hồ sơ vi phạm; gửi thông báo; làm việc và lập biên bản vi phạm; cập nhật kết quả, kết thúc hồ sơ.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT chủ trì phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ cho phép TP thực hiện thí điểm quy trình xử phạt nói trên. Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm cảnh báo từ chối đăng kiểm cho phương tiện vi phạm sau khi nhận được thông báo đề nghị của cơ quan chức năng (Sở GTVT, Thanh tra GTVT, CSGT) mà không cần chờ có quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Đáng lưu ý, UBND TP kiến nghị Bộ GTVT tham mưu Chính phủ bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện tại khoản 7, điều 76, Nghị định 46/2016 theo hướng bắt buộc chủ phương tiện phải nộp phạt thay cho người vi phạm trong trường hợp chủ phương tiện không xác định được người vi phạm.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Công an ban hành quy định về việc không giải quyết thủ tục sang tên đối với trường hợp vi phạm bị phát hiện qua hình ảnh mà chưa chấp hành quyết định xử phạt. Thời gian thí điểm cho quy trình xử phạt này kéo dài từ đây đến hết năm 2021.
Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết thêm hiện các vấn đề liên quan đến “phạt nguội” qua hình ảnh, TP đã chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ; hiện chỉ còn thiếu quy định pháp lý và điều này không thuộc thẩm quyền của TP.
“Không có gì rõ ràng bằng xử lý qua hình ảnh, nhất là liên quan đến xử lý vi phạm giao thông. Hiện công nghệ đã có đầy đủ để giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn những phát sinh 

Kiến nghị “tháo biển số, khóa bánh xe” ô tô đậu không chịu đóng phí

Tại hội nghị, ông Trần Quang Lâm cho hay thực hiện Nghị quyết 01 HĐND TP, từ ngày 1.8.2018, TP tiến hành thu phí đỗ xe ở lòng lề đường tại 23 tuyến đường bằng ứng dụng “MyParking”. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên việc thu phí chưa đạt yêu cầu, trong đó do quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu phí khó triển khai trên thực tế.
Từ đó, Sở GTVT đã dự thảo quy trình xử lý vi phạm trong sử dụng tạm thời lòng lề đường để đỗ ô tô theo hướng kiến nghị bổ sung lực lượng CSGT, thanh tra giao thông có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không đóng phí khi đỗ ô tô ở lòng đường, hè phố... Bộ GTVT cho phép TP.HCM có biện pháp cưỡng chế như “tháo biển số, khóa bánh xe, cẩu xe” đối với xe đậu ở tuyến đường cho phép thu phí mà không đóng phí. Sở GTVT TP.HCM đề xuất thời gian thí điểm quy trình này trong thời gian 6 tháng.
Theo Thanhnien.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ