TPHCM: Nắng nóng có thể gây bỏng, trường học “ứng phó” bảo vệ học trò

Trước diễn biến thời tiết nắng nóng, bức xạ tia UV (tia cực tím) ở TPHCM được cảnh báo ở mức rất cao, nhiều gia đình và cả trường học đang trở mình chống nắng nóng, tránh nguy hại cho học sinh.

TPHCM: Nắng nóng có thể gây bỏng, trường học “ứng phó” bảo vệ học trò

Trường học nhanh chóng "ứng phó"

Nắm thông tin về thời tiết nắng nóng ở thành phố, cô Nguyễn Mộng Hoa, giáo viên mầm non ở tại Thủ Đức, TPHCM cho biết, trường tạm thời cho trẻ ngưng học bơi để tránh nắng nóng. Lịch học bơi của nhiều lớp trước đây là 3 - 3h30 chiều, lúc đó trời còn nắng gay gắt, việc đưa các em di chuyển ra hồ bơi, thay đổi nhiệt có thể gây nguy hiểm. Trường cũng thông báo để phụ huynh được biết.

Nắng nóng có thể gây bỏng, trường học “ứng phó” bảo vệ học trò - 1
Nắng nóng có thể gây bỏng, trường học “ứng phó” bảo vệ học trò - 2

Nhiều trường học ở TPHCM quan tâm, nhắc nhở học sinh chống nắng nóng nguy hiểm 

Ngoài ra, để các con ăn ngon miệng hơn, thực đơn của nhà trường cũng linh hoạt nghiên về những món nước, rau xanh, trái cây, sữa chua, nước cam...

Giờ ra chơi, nhiều giáo viên Trường tiểu học Hồng Hà, Bình Thạnh cũng nhắc học sinh uống nước, nhắc các em chơi trong lớp, ở những bơi có bóng râm, tránh ra ngoài sân có ánh nắng trực tiếp vào những thời điểm nắng nóng nguy hiểm.

Đồng thời, có giáo viên cũng nhắc các em bớt chạy nhảy quá mức tránh mất sức, mất nước, nhất là dễ bị "sốc nhiệt" khi từ ngoài vào máy lạnh trong lớp học.

Tại một số trường phổ thông, lịch môn thể dục cũng tạm thời được hoán đổi lên giờ sáng hoặc vào chiều mát để tránh học sinh phải ra ngoài trời học vào lúc cao điểm 11h - 16h trong ngày.

Phụ huynh tất tả chăm con

Chị Lê Ngọc Anh, có con học ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản, Q.3 cho hay, thường ngày chị thu xếp đón cơn rất sớm, mẹ đứng chờ con tan trường. Nhưng mấy hôm nay chị dặn con, học xong có thể ở lại lớp một lúc mẹ đến muộn tầm 15 phút để trời bớt nắng nóng.

Nắng nóng có thể gây bỏng, trường học “ứng phó” bảo vệ học trò - 3

Chị cho hay: "Tôi đón con khi lúc gần 4 rưỡi chiều để tránh nắng nhưng trời vẫn còn nắng khủng khiếp. Phải mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, đi tất tay chân cho con rồi mẹ con mới về nổi".

Chị Anh cho biết, nếu tình hình nắng nóng những ngày tới không giảm, cuối tuần chị sẽ cho con nghỉ học bơi lúc 3 giờ chiều và học thêm ở nhà thầy vào lúc 10 giờ sáng.

Trong khi đó, anh Nguyễn Chí Dũng, có con học Trường tiểu học Hà Huy Tập, Bình Thạnh cho hay, đến đón con là anh chuẩn bị sẵn chút bánh bông lan nhẹ và giờ kèm theo một bình nước cam hoặc quả dừa tươi để con uống. Anh lo ở trường con mải ở chơi, không uống đủ nước, tăng cho con uống để bù nước, tăng sức đề kháng.

Tuổi này các cháu ham chơi, ít để í nên vợ chồng anh cũng nhắc cháu không ra ngoài nắng chơi vào lúc cao điểm để tránh tác hại của nắng. Nhất là con anh bị huyết áp thấp, ra ngoài nắng nhiều rất dễ bị chóng mặt, ngất xỉu.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, nhiệt độ cao nhất ở TPHCM trong những ngày qua trên dưới 35 độ C, sau một vài ngày giảm, dự kiến hai ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục quay trở lại và tăng dần cường độ. Chỉ số UV ở mức rất cao (8 - 10) có thể gây bỏng nếu ở ngoài trời vào thời điểm nắng nóng lâu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (bệnh viện Nhi Đồng 1) cho hay mùa nắng nóng trẻ sẽ biếng ăn hơn, một trong những điều cần chú ý là uống đủ nước bù lượng nước mất qua tiết mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, việc uống đủ nước cần chia đều trong ngày, không uống quá nhiều nước trước bữa ăn chính.

Cần nhắc nhở trẻ khi đi từ ngoài vào phòng máy lạnh phải giữ ấm thời gian, tránh sốc nhiệt. Không tắm lâu, không chơi đùa ngoài nắng lâu. Bác sĩ Khanh cũng cảnh báo, nắng nóng đồ ăn mau hư hỏng. Ngoài việc đảm bảo vệ sinh an toàn bữa ăn ở trường học, nhà trường, phụ huynh cũng đừng quên nhắc trẻ cần cẩn thận với thức ăn đường phố.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...