TP.HCM: Không bố trí đứng lớp đối với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, bên cạnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT, các đơn vị cần tăng cường các biện pháp quản lý, huy động các lực lượng tham gia giám sát việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, có biện pháp để thường xuyên nắm bắt thông tin tại các cơ sở giáo dục; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo hành thể chất, tinh thần học sinh.

Tiếp tục phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm cho giáo viên; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo.

Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời, không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định.

Sở GD&ĐT đề nghị thủ trường các đơn vị quan tâm tiếp tục thực hiện, báo cáo tình hình vi phạm, kết quả triển khai trước ngày 31/5 hằng năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.