TP.HCM: Đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10

GD&TĐ - Sở Y tế TP.HCM đã có tờ trình gửi Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Thành phố về dự thảo kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại TP.HCM.

Sở Y tế TP.HCM đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi bắt đầu từ ngày 22/10 tới. Ảnh minh họa
Sở Y tế TP.HCM đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi bắt đầu từ ngày 22/10 tới. Ảnh minh họa

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc xây dựng kế hoạch trên để đảm bảo bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân thành phố.

Sở Y tế đề xuất thời gian bắt đầu tiêm từ ngày 22/10 cho tất cả trẻ từ 12 đến 17 tuổi đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn TP; học sinh đang đi học từ lớp 6 đến lớp 12 với số lượng dự kiến khoảng 780.000 trẻ.

Theo đề xuất này, TP.HCM sẽ tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và tại các điểm tiêm lưu động, trường học trên địa bàn các quận, huyện và thành phố Thủ Đức với loại vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12-17. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc-xin.

Theo dự thảo của Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Thủ Đức và các quận, huyện đóng vai trò chủ đạo trong triển khai, giám sát, đôn đốc những đơn vị liên quan, phối hợp tổ chức hiệu quả công tác tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi học tại các trường trên địa bàn và trẻ sinh sống tại địa phương (không đi học).

Việc tiêm chủng đảm bảo các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tuân thủ những quy định chuyên môn hiện hành do Bộ Y tế cùng Sở Y tế hướng dẫn và chỉ đạo.

Căn cứ số lượng đối tượng cần tiêm chủng cùng tình hình dịch bệnh tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 vận dụng các hình thức tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, đáp ứng yêu cầu về an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo theo tiến độ đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thay đổi và tranh cãi

GD&TĐ - Ngay trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã kí 10 sắc lệnh hành pháp liên quan đến an ninh biên giới và chống nhập cư trái phép.

Workshop và Triển lãm Quốc tế về nghệ thuật sơn mài thu hút 33 nghệ sĩ đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Mông Cổ và Kazakhstan.

Sơn mài Việt vươn ra thế giới

GD&TĐ - Sơn mài vốn được coi là 'đặc sản' của nghệ thuật Việt Nam, trong khi tranh dân gian đã gắn bó với người Việt như một lẽ sống tự nhiên.