TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP quý 1/2024 từ 6,5% trở lên

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm 7,5-8%, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng trong quý 1 đạt từ 6,5% trở lên.

Các dự án cao ốc tại khu vực trung tâm TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).
Các dự án cao ốc tại khu vực trung tâm TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng vừa ký văn bản thông báo kết luận về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của thành phố trong quý 2/2024.

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai đồng bộ, hiệu quả, nhất quán các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tổ chức phân công nhiệm vụ theo hướng “cá thể hóa trách nhiệm, cụ thể hóa công việc”, bám sát 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, 194 nhiệm vụ cụ thể.

UBND TPHCM yêu cầu các sở, ngành tập trung thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm.

Các đơn vị phải hoàn thiện kế hoạch giải ngân của từng dự án theo từng tuần, từng tháng; nêu rõ từng nhiệm vụ công việc cụ thể trong từng tuần, từng tháng và cam kết thực hiện giải ngân hết số vốn được giao trong năm.

Trong đó, thành phố yêu cầu hoàn tất các thủ tục đầu tư để triển khai thi công và giải ngân vốn theo tiến độ như sau: dự án nhóm C trước ngày 31/3/2024; các dự án nhóm A, B trước ngày 31/6/2024.

Các đơn vị đảm bảo tỷ lệ giải ngân cả năm 2024 đạt từ 95% trở lên theo kế hoạch giải ngân mà thủ trưởng các đơn vị đã ký cam kết; đặt mục tiêu trong quý 1 giải ngân không thấp hơn 12%.

Về tăng trưởng kinh tế, thành phố đặt mục tiêu quý 1 đạt từ 6,5% trở lên.

Một cảng cạn (ICD) tại quận 7, TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).

Một cảng cạn (ICD) tại quận 7, TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).

Năm 2023, GRDP TPHCM quý 1 chỉ tăng trưởng 0,7%; là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Các quý sau đó của năm 2023, tốc độ tăng trưởng tốt nhưng cả năm thành phố chỉ đạt 5,81%; trong khi chỉ tiêu của năm là 7,5-8%.

Năm nay, TPHCM đặt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP 7,5-8%. Tỷ lệ này tương đồng với dự báo của nhiều đơn vị nghiên cứu kinh tế.

Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (HIDS) đưa ra 3 kịch bản phát triển kinh tế - xã hội TPHCM, được xây dựng đặt trong mối quan hệ với cả nước, đồng thời có xem xét bối cảnh thế giới.

Với kịch bản thuận lợi nhất, HIDS dự báo tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ đạt 7,51%.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại cảng Tân Cảng Cát Lái, TP Thủ Đức, TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại cảng Tân Cảng Cát Lái, TP Thủ Đức, TPHCM. (Ảnh: Lê Nam).

Báo cáo “Kinh tế vĩ mô TPHCM: Kết quả 2023 và dự báo 2024” do nhóm chuyên gia của Đại học Kinh tế TPHCM và Cục Thống kê TPHCM cũng đưa ra nhận định, nếu TPHCM thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tổng cầu, mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,1-8% khả thi.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề xuất chính quyền TPHCM tập trung vào các chính sách thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của người dân, đầu tư tích lũy tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình (đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản) và xuất khẩu.

Đặc biệt, một chính sách quan trọng để kích cầu hiện nay chưa được khai thác hiệu quả là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp của tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ.

Điều quan trọng là tất cả các chính sách nhằm thúc đẩy tổng cầu trong ngắn hạn cần phải được đặt trong khuôn khổ của mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh tế trong trung hạn: Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ tài chính ngân hàng, quản lý và phát triển ổn định thị trường bất động sản để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người lao động và bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.