TPHCM chấn chỉnh hoạt động đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập

GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM vừa có văn bản chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trường ngoài công lập trên địa bàn thành phố.

Nhà đầu tư căng băng rôn trước cổng trường đòi nợ Chủ tịch HĐQT một trường quốc tế.
Nhà đầu tư căng băng rôn trước cổng trường đòi nợ Chủ tịch HĐQT một trường quốc tế.

Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị này chỉ được tổ chức hoạt động giáo dục sau khi được Sở cho phép hoạt động giáo dục, đảm bảo tổ chức hoạt động đúng với các nội dung được cấp phép.

Đối với các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài, khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục. Sau khi được cho phép hoạt động giáo dục, đơn vị tổ chức hoạt động theo quy định.

Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về một trong các nội dung được cấp phép, đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh và gửi về Sở GD&ĐT xem xét và thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động.

Đối với trường THPT, trường có nhiều cấp học mà cấp học cao nhất là THPT loại hình tư thục (vốn trong nước),khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục.

Sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường THPT (vốn trong nước) không được cho phép hoạt động giáo dục thì Sở GD&ĐT báo cáo UBND TP quyết định hủy bỏ quyết định cho phép thành lập trường.

Đối với trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, sau thời hạn 2 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về một trong các nội dung được cấp phép, đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh và gửi về Sở GD&ĐT xem xét, thẩm định.

Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động giáo dục trong thời hạn 6 tháng trước khi quyết định cho phép hoạt động giáo dục hết hiệu lực thi hành.

Về tổ chức hoạt động sau khi được cấp phép, đối với trường phổ thông tư thục (vốn trong nước) phải xây dựng cơ cấu theo quy định.

Công văn của Sở GD&ĐT cũng lưu ý việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ được đào tạo (bảo đảm tỉ lệ ít nhất 40% giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định).

Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng. Việc treo bảng tên trường đúng tên được ghi trong quyết định cho phép thành lập của UBND TP. Triển khai dạy học chương trình nước ngoài sau khi nhận được đầy đủ quyết định phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp do Bộ GD&ĐT cấp và quyết định phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do Sở GD&ĐT cấp.

Tuyệt đối không tổ chức quảng cáo và tuyển sinh tại địa điểm chưa được cấp phép. Tuyển sinh số lượng đúng với số lượng Sở GD&ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Các đơn vị tách biệt hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của nhà trường về huy động vốn, phát hành trái phiếu.

Đối với trường mầm non, trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, trường hợp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người biệt phái từ các nước phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về miễn giấy phép lao động.

Các trường phải đảm bảo tổ chức dạy học theo đúng với chương trình được ghi tại Quyết định cho phép hoạt động giáo dục của Sở GD&ĐT. Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

Học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Bánh cuốn Thanh Trì

GD&TĐ - Cuối mỗi tuần, lòng nó lại thầm vui. Không phải vì chuyện được xả hơi sau những ngày học hành lu bù mà vì được thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì.

Ảnh minh họa.

Những vần thơ tự hát trái tim yêu

GD&TĐ - Sự nhạy cảm của một trái tim trước mọi lẽ cuộc đời đã thôi thúc Xuân Quỳnh đến với con đường làm thơ và hoạt động văn học.