Ra mắt ‘Góc Lịch sử - Địa lý’ tại trường Tiểu học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trường tiểu học Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) đã ra mắt ‘Góc Lịch sử - Địa lý’ với chủ đề 'Tự hào trang sử Việt tiếp bước truyền thống cha anh'.

Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ hào hứng với "Góc Lịch sử - Địa lý".
Học sinh Trường tiểu học Phú Thọ hào hứng với "Góc Lịch sử - Địa lý".

Ngày 18/9, Trường tiểu học Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) đã ra mắt ‘Góc Lịch sử - Địa lý’ với chủ đề: Tự hào trang sử Việt tiếp bước truyền thống cha anh.

Được biết, việc ra mắt “Góc Lịch sử - Địa lý” nhằm gắn kết việc triển khai Chương trình GDPT 2018 vào thực tiễn cuộc sống, hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Góc Lịch sử - Địa lý là điểm hội tụ để học sinh có thêm dữ kiện thông tin bên cạnh những kiến thức được trang bị trên lớp. Từ đó tạo sự liên tưởng giữa bài học và thực tế, giúp các em “học tập thông minh - phồn vinh cuộc sống”.

Ban Tuyên giáo và Phòng GD&ĐT Quận 11 tặng sách cho Trường tiểu học Phú Thọ.

Ban Tuyên giáo và Phòng GD&ĐT Quận 11 tặng sách cho Trường tiểu học Phú Thọ.

Việc ra mắt không gian này cũng nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác phụ trách Đội và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng cũng như tiếp tục triển khai phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”.

Để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong triển khai các hoạt động Đội.

Giáo viên Trường tiểu học Phú Thọ hướng dẫn học sinh sử dụng mã QR để khai thác tư liệu.

Giáo viên Trường tiểu học Phú Thọ hướng dẫn học sinh sử dụng mã QR để khai thác tư liệu.

Đặc biệt, mục tiêu cuối cùng là đưa giáo dục STEM, chuyển đổi số vào hoạt động giáo dục.

"Trường tiểu học Phú Thọ, Quận 11 vẫn luôn mong muốn duy trì môi trường để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh thông qua công trình “Góc Lịch sử - Địa lý”.- Cô Kim Hương, hiệu trưởng Nhà trường nói.

Học sinh hào hứng trả lời các câu hỏi về lịch sử trong buổi ra mắt.

Học sinh hào hứng trả lời các câu hỏi về lịch sử trong buổi ra mắt.

Theo cô Nguyễn Thị Kim Hương, ngoài tiếp cận chương trình GDPT 2018 thì học sinh lớp 4 sẽ tiếp cận ở bộ môn Lịch sử, Địa lý, trong đó có giới thiệu với các em về lịch sử địa phương. Nhưng nếu dừng ở lịch sử địa phương không thì cũng sẽ không giáo dục được sâu rộng về truyền thống cha anh mình đã cống hiến, đóng góp.

Vì vậy nhà trường cho học sinh tìm hiểu các nhân vật không chỉ dừng lại ở lịch sử địa phương của chương trình phổ thông.

Học sinh tìm hiểu thông tin tại "Góc Lịch sử-Địa lý".

Học sinh tìm hiểu thông tin tại "Góc Lịch sử-Địa lý".

“Với chủ đề “Thiếu nhi thành phố Bác chăm ngoan, học tốt, tiếp bước cha anh” của hoạt động Đội năm học này, nhà trường sẽ duy trì “Góc Lịch sử - Địa lý” xuyên suốt. Không chỉ dừng lại ở năm học này mà sẽ trải dài cho học sinh. Để mỗi ngày các em đến trường được tiếp cận lịch sử cũng như truyền thống của cha anh mình”- cô Hương nhấn mạnh.

Học sinh đọc sách tại "Góc Lịch sử-Địa lý".

Học sinh đọc sách tại "Góc Lịch sử-Địa lý".

Cô Hương cho biết: “Trước đây khi xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhà trường cũng đã sử dụng mã QR để tích hợp những mẫu chuyện về Bác Hồ. Vì vậy khi ra mắt góc lịch sử địa lý này, trường tiếp tục sử dụng mã QR để các em tiếp cận những mẫu chuyện lịch sử nhanh chóng. Thay vì các em đến trường chỉ đọc trên giấy thì về nhà các em có thể đọc tại nhà thông qua mã này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ