TP Hồ Chí Minh sẽ test nhanh cho tất cả người dân khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam”

GD&TĐ - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết, với mục tiêu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, TP sẽ làm test nhanh cho tất cả người dân khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam” với tần suất 2 ngày/lần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.

Liên quan vấn đề xét nghiệm diện rộng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trưa 29/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội từ 0h ngày 23/8.

TP Hồ Chí Minh đang tổ chức xét nghiệm nhanh cho tất cả người dân với tần suất 2 ngày/lần ở khu vực vùng đỏ và vùng cam. Xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho vùng vàng và mẫu gộp 10 cho vùng xanh; với tần suất 7 ngày/lần. Việc test nhanh tại nhà được thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của lực lượng y tế.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết, từ ngày 23/8 đến nay, Thành phố đã thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính, tỷ lệ tổng số không khác nhiều so với số mẫu dương tính đã thực hiện, dao động trên dưới 3,5%.

Từ ngày 15/8 đến 15/9/2021, với mục tiêu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồn, chiến lược xét nghiệm được thay đổi theo từng địa bàn với các mức nguy cơ dịch bệnh.

Trong đó, khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam” sẽ làm test nhanh cho tất cả người dân với tần suất 2 ngày/lần. Khu vực “vùng xanh” và “vùng vàng” sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho “vùng vàng” và mẫu gộp 10 cho “vùng xanh”; tần suất 7 ngày/1 lần.

Việc test nhanh tại nhà được thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của lực lượng y tế.

Theo ông Hưng, hiện nay số F0 vẫn đang tăng. Nếu không phân tầng và thay đổi chiến lược điều trị, quản lý F0 thì sẽ tạo nhiều áp lực hơn nữa cho ngành y tế.

Vì vậy, trong chiến lược điều trị của Thành phố, tầng 1 rất quan trọng, bao gồm các F0 đang cách ly tại nhà, xuất viện trở về và cả F0 ở những khu cách ly, điều trị tại quận - huyện.

Nếu làm tốt việc chăm sóc, quản lý tại tầng 1 sẽ hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong.

Về vấn đề điều trị F0 tại nhà, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Nguyễn Hồng Tâm trao đổi thêm, hiện số F0 cách ly tại nhà hiện trên dưới 45.000 ca.

Thành phố không chỉ tập trung điều trị F0 có điều kiện cách ly tại nhà thông qua các trạm y tế lưu động, mà còn chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện quản lý kể cả F0 phát hiện qua xét nghiệm.

Riêng việc cung cấp oxy cho F0 tại nhà sẽ do các trạm y tế lưu động đảm nhiệm, mỗi trạm có ít nhất 3 bình oxy lớn và 2 bình nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…