Toshiba: Tượng đài công nghệ Nhật Bản có thể sụp đổ

Tượng đài công nghệ tồn tại 142 năm liên tục báo những khoản lỗ khổng lồ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chính phủ Nhật sẽ không để cho họ tuyên bố phá sản.

Toshiba: Tượng đài công nghệ Nhật Bản có thể sụp đổ

Với nhiều người, Toshiba là cái tên đưa họ đến vơi thế giới của những chiếc TV và laptop cao cấp. Tuy nhiên, vài năm qua họ đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng tài chính khổng lồ đe dọa đến sự sống của chính mình.

Tuần này, Toshiba phát đi thông điệp “nghi ngờ lớn” về khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh. Công ty Nhật Bản cho biết khoản lỗ trong vòng một năm qua (tính đến hết tháng 3) có thể đạt 1 nghìn tỷ yen (9 tỷ USD).

Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng công ty sở hữu 190.000 nhân viên trên khắp thế giới này quá quan trọng với Nhật Bản để có thể bị phá sản. Hơn 100.000 nhân viên trong số đó ở Nhật Bản, một số đảm nhiệm các ngành công nghiệp then chốt.

Toshiba đang rút khỏi ngành công nghiệp hạt nhân, vốn là gốc rễ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Công ty con của họ tại Mỹ là Westinghouse Electric đệ đơn xin phá sản vào tháng trước.

Chính phủ Nhật Bản từng nhiều lần cứu giúp các công ty lớn gặp rắc rối, theo CNN. Tuy nhiên, trường hợp của Sharp mới đây khiến nhiều người bất ngờ. Chính phủ từ chối tung ra các gói cứu trợ hoặc mua lại công ty này. Sharp hiện nằm trong tay của Foxconn, hãng gia công khổng lồ từ Đài Loan.

Với Toshiba, mọi chuyện có thể sẽ khác. Kazunori Ito – Nhà phân tích của Ibbotson Associates – nói Toshiba “quá lớn” đối với Nhật Bản để cho phép nó dừng hoạt động.

Các khoản nợ tỷ USD

Một mối nguy lớn với Toshiba là các ngân hàng sẽ dừng cho vay thêm tiền. Tuy nhiên, họ có vẻ đã sẵn sàng cho một giải pháp mềm dẻo để tránh việc rơi vào tình trạng lộn xộn khi công ty này sụp đổ.

Toshiba gánh khối nợ khoảng 1,4 nghìn tỷ yen (13 tỷ USD) cho đến cuối năm ngoái. Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đã bán phá giá cổ phiếu của Toshiba. Cổ phiếu của họ giảm hơn một nửa giá trị kể từ lần đầu tiên họ cảnh báo về khoản lỗ nhiều tỷ USD từ Westinghouse hồi tháng 12.

Toshiba: Them mot tuong dai cong nghe Nhat Ban co the sup do hinh anh 2

Tìm kiếm giải pháp

Các nhà điều hành công ty đang cố gắng tìm kiếm nguồn tiền để bù đắp những khoản lỗ khổng lồ. Để có khoản tiền này, họ sẵn sàng bán đi nhiều ngành kinh doanh hiện hành.

Năm ngoái, họ bán lại bộ phận kinh doanh sản phẩm y tế với giá 666 tỷ yen (6 tỷ USD) để tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là nhà máy điện hạt nhân và chip nhớ flash.

Tuy nhiên, những mảng kinh doanh này hiện cũng trên bờ vực phá sản. Toshiba bắt đầu tự tách mình khỏi Westinghouse và mời chào hồ sơ dự thầu cho ngành kinh doanh bộ nhớ với hy vọng thu về ít nhất 2 nghìn tỷ yen (18 tỷ USD).

Giám đốc điều hành Satoshi Tsunakawa cho biết công ty đang nỗ lực bán thêm khối tải sản trị giá 160 tỷ yen (1,5 tỷ USD) để “có đủ nền tảng tài chính”.

Toshiba nói họ sẽ tập trung vào “hoạt động kinh doanh hạ tầng xã hội”, gồm các hệ thống vận chuyển, máy điều hòa không khí hay thang máy.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng không khả quan của các sản phẩm này có thể một lần nữa bóc trần bộ mặt bạc nhược, tạo ra sự sụp đổ không thể tồi tệ hơn cho tên tuổi tồn tại 142 năm trên thị trường này.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.