Top 5 không quân mạnh nhất thế giới

Tạp chí “Lợi ích Quốc gia” của Mỹ (The National Interest) vừa lập một danh sách năm quốc gia có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào thời điểm năm 2030.

Không quân Nga-Mỹ luôn được xếp hạng hàng đầu thế giới
Không quân Nga-Mỹ luôn được xếp hạng hàng đầu thế giới

1. Không lực Hoa Kỳ

Theo phương án của tạp chí này, đến năm 2030, Không lực Hoa Kỳ vẫn sẽ đứng ở vị trí cao nhất. Đến thời điểm đó, 187 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 (ra đời sớm nhất trong lịch sử không quân thế giới) là F-22 Raptor vẫn sẽ là xương sống trong lực lượng không quân Mỹ.

Khi đó, không lực Mỹ cũng đã có khoảng 1.800 chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 khác là F-35, với đủ cả 3 phiên bản: Loại giành cho không quân (cất cánh từ sân bay mặt đất - F-35A), phiên bản của hải quân đánh bộ, dùng trên tàu đổ bộ tấn công (cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng - F-35B) và phiên bản của không quân hải quân (cất cánh từ tàu sân bay - F-35C).

Ngoài ra, trong hệ trang bị của không lực Hoa Kỳ còn có khoảng 178 chiếc F-15C Eagle và một số lượng chưa xác định các phiên bản đời chót của máy bay F/A-18 Super Hornet và F-16 Fighting Falcon.

Ngoài ra, đến thời điểm đó, các máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới là B-2 vẫn còn được sử dụng, hợp cùng loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới B-21 và hàng nghìn máy bay chiến thuật hiện đại, giúp không quân Mỹ vẫn giữ địa vị thống trị thế giới.

2. Không quân liên bang Nga

Xếp hạng thứ 2 thế giới về không quân là Liên bang Nga. Nếu đến năm 2030 Nga có thể vượt qua khủng hoảng kinh tế, thì không quân nước này vẫn chiếm vị trí thứ hai thế giới.

Hai phát minh quan trọng nhất của Nga trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK-FA và máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình thế hệ mới là PAK-DA, cùng với một loại máy bay tấn công hạt nhân từ trên vũ trụ.

Như đánh giá của các chuyên gia quân sự, Sukhoi T-50 sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của F-22 Mỹ, còn PAK-DA đương nhiên sẽ thay thế cho 2 loại máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình tầm xa hiện đang sử dụng là Tu-160 và máy Tu-95MS.

Ngoài ra, đến thời điểm đó, Nga vẫn còn có các máy bay chiến đấu thế hệ 4++ tiên tiến nhất như máy bay ném bom Su-34 Fullback và tiêm kích đa năng hạng nặng Su-35. Đến thời điểm đó, những loại máy bay này vẫn còn rất hữu dụng đối với không quân nước này.

3. Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Top 5 khong quan manh nhat the gioi - Anh 2

Chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10 của không quân Trung Quốc

Theo đánh giá của The National Interest, Không quân Trung Quốc đang gần đạt tới đỉnh cao của nó vào năm 2030. Không quân nước này sẽ thoát khỏi tư duy lấy số lượng bù chất lượng với hàng loạt máy bay ném bom, máy bay chiến đấu thế hệ mới được đưa vào hệ trang bị.

Tới thời điểm thập niên 30 của thế kỷ này, số lượng máy bay sẽ giảm, nhưng họ sẽ có tới 2 loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 là J-20 và J-31, cùng với hàng loạt loại chiến đấu cơ thế hệ 4 khác như J-10, J-11, J-16 và tiêm kích hạm J-15.

Tuy nhiên, dù có cả chiến đấu cơ thế hệ 4 và thế hệ 5 nhưng không quân Trung Quốc vẫn được coi là kém không quân Nga-Mỹ một bậc, bởi họ luôn đi sau về công nghệ và không có những thiết kế riêng, không có điểm nhấn riêng, đại diện cho một khuynh hướng của không quân thế giới.

Ngoài ra, điểm yếu lớn nhất của không quân Trung Quốc so với 2 cường quốc đứng trên là việc không quân nước này đến năm 2030 vẫn sẽ thiếu một máy bay ném bom chiến lược đúng nghĩa của nó, với khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu và khả năng tấn công hạt nhân mạnh mẽ.

3. Không quân Nhà nước Do thái Israel

Top 5 khong quan manh nhat the gioi - Anh 3

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16I của không lực Israel

Cường quốc không quân mạnh thứ 4 thế giới vào năm 2030 do National Interest bình chọn lại là Israel, mặc dù hiện nay và cho đến thời điểm đó, họ không tự chế tạo được loại máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới nào và cũng không có máy bay ném bom chiến lược.

Nét đặc trưng nhất của không quân Israel là họ có khả năng tự chế tạo được những thiết bị trên máy bay như như radar, hệ thống điện tử-dẫn đường, tác chiến điện tử… và vũ khí theo bản sắc riêng của mình, tạo nên một trường phái tương đối độc lập với Nga-Mỹ.

Do đó, mặc dù hiện không còn chế tạo máy bay chiến đấu cho riêng mình và chỉ mua chiến đấu cơ của Mỹ, nhưng những loại máy bay nhập khẩu về đều được nước này cải tạo, nâng cấp, với những tính năng độc đáo hơn và có phần mạnh mẽ hơn.

Bản sắc và sự tự chủ những công nghệ hàng không hàng đầu thế giới giúp không quân Israel được xếp trên cả những cường quốc không quân châu Âu như Anh, Pháp hay Đức.

Hiện giờ, không quân của Nhà nước Do thái sở hữu phi đội chiến đấu cơ chiến thuật theo mô hình Mỹ, với số lượng gần 500 chiếc máy bay chiến đấu, nổi bật là 58 chiến đấu cơ hạng nặng thế hệ 4 F-15A và F-15C, 25 chiếc F-15I và 312 chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16I (F-15I và F-16I là các phiên bản đặt riêng cho Israel).

Tính đến thời điểm năm 2030, ít nhất không quân Israel cũng sẽ sở hữu thêm một số lượng không nhỏ các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 là F-35I và duy trì ít nhất 2/3 số lượng máy bay chiến thuật trên, với nhiều loại vũ khí trên máy bay được thay thế bằng loại trong nước sản xuất.

5. Không quân Hoàng gia Anh

Top 5 khong quan manh nhat the gioi - Anh 4

Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh

Vị trí thứ 5 về không quân thế giới được The National Interest giành cho Không quân Hoàng gia Anh. Tạp chí này dự đoán tới năm 2030, không quân Anh có thể cũng sẽ vươn tới đỉnh cao, với số lượng máy bay không quá lớn nhưng có chọn lọc và rất hiện đại.

Trong trang bị của Không quân Hoàng gia Anh vào thời điểm đó sẽ có ít nhất 160 tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới là Eurofighter Typhoon.

Ngoài ra, tới năm 2030, người Anh cũng sẽ thay thế 138 chiếc chiến đấu cơ phản lực thế hệ cũ Panavia Tornado bằng vài chục máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ F-35B, sử dụng trên các tàu sân bay thế hệ mới mà nước này đang chế tạo.

Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc, việc thiếu những máy bay ném bom chiến lược tầm xa, khuyết một yếu tố cấu thành trong bộ 3 răn đe hạt nhân khiến không quân Anh dù có tàu sân bay cũng không thể có được ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu.

Theo PetroTimes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ