Tổng thống Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào những năm 60.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông tuyên bố thêm rằng Nga có thể tìm cách triển khai một số kho vũ khí khổng lồ của mình ở Ukraine.

Phát biểu tại buổi gây quỹ cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ ở New York hôm 6/10, ông Biden cảnh báo về khả năng hủy diệt hạt nhân. Theo Tổng thống Mỹ, sự thù địch gia tăng giữa Nga, Ukraine và phương Tây có thể leo thang đến “ngày tận thế”.

Dường như đề cập đến cuộc chiến đang hoành hành ở Đông Âu, ông Biden cho biết, kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, lần đầu tiên chúng ta có một mối đe dọa trực tiếp về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu thực tế mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay.

Ông Biden khẳng định quân đội Nga đang “hoạt động kém hiệu quả đáng kể” ở Ukraine. Theo ông, điều đó có thể làm tăng các nguy cơ trong cuộc xung đột, cuối cùng khiến bạo lực lên cao tới mức nguy hiểm nếu Moscow trở nên tuyệt vọng.

Tuy nhiên, bất chấp những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hồi đầu tuần cho biết các quan chức không thấy bất kỳ lý do nào để điều chỉnh chiến lược hạt nhân của Mỹ. Lý do là vì họ không thấy dấu hiệu nào thể hiện Nga đang “chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder lặp lại những nhận xét đó khi nói với các phóng viên rằng Nga chưa đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ ra khả năng xảy ra một cuộc tấn công nguyên tử trong suốt cuộc chiến, cũng như việc sử dụng vũ khí sinh học hoặc hóa học.

Mặc dù Moscow không có dấu hiệu cho thấy họ có ý định triển khai các loại vũ khí như vậy, nhưng trong một bài phát biểu gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đất nước của ông có “nhiều phương tiện hủy diệt khác nhau” và ông sẽ không ngần ngại sử dụng chúng để bảo vệ lãnh thổ Nga. “Đó không phải là lời nói đùa” – ông cho biết thêm.

Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 nổ ra sau khi Liên Xô triển khai các loại đạn dược có khả năng hạt nhân ở Cuba để trả đũa một động thái tương tự của Washington ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cuối cùng căng thẳng đã được giải quyết sau khi cả hai bên đồng ý rút lại việc triển khai.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.